• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Đây là giai đoạn thành phố “dễ bị tổn thương và dễ bị lây nhiễm nhất”

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tính đến 15h ngày 28/2, Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp...

Trong cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch covid-19 diễn ra vào chiều ngày 28/2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, dịch bệnh đang ngày càng lan rộng ra nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, thành phố Hà Nội đang cố gắng hết sức để không xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo tại địa bàn, tuy nhiên cũng chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống xấu nhất có thể xảy ra. 

Tại Hà Nội hiện đang có 22.000 người Hàn Quốc, 9.000 người Nhật Bản, 2.000 người Trung Quốc, một số công dân của nước có ca nhiễm virus covid-19  khác cư trú. Số lượng này bao gồm những người đã đến từ trước, vừa đến và đang được cách ly. Hà Nội cũng có những công dân Việt Nam đã đi đến những vùng này và trở về.

Khoảng 2.000 người Hàn Quốc nhập cảnh ở Hà Nội chưa đủ 14 ngày
Khoảng 2.000 người Hàn Quốc nhập cảnh ở Hà Nội chưa đủ 14 ngày

"Gần như các quốc gia đều có đại sứ quán, văn phòng ở đây. Hà Nội đều có nguy cơ lây nhiễm từ tất cả các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc", ông Chung cho hay.

Trước diễn biến như bây giờ, nguy cơ lây nhiễm trong thành phố là rất cao. Hiện người Hàn Quốc đến thành phố rất nhiều. Chúng ta tiếp nhận khoảng 2.700 công dân về từ Hàn Quốc trong 3 ngày qua, đã chuyển vào cơ sở cách ly tập trung của quân đội theo đúng quy định và hướng dẫn. "Đây là giai đoạn thành phố “dễ bị tổn thương và dễ bị lây nhiễm nhất”, ông Chung nói.

Theo ông Chung, chỉ cần một người nhiễm thì sẽ vô cùng căng thẳng. Ví dụ như ở Hàn Quốc, Iran, quan chức cấp cao cũng lây nhiễm chéo cho nhau, dịch bệnh không loại trừ ai.

Chủ tịch UBND TP yêu cầu phải minh bạch, công khai toàn bộ thông tin về dịch bệnh, bao gồm cả việc những người nước ngoài đang ở nơi cư trú phải báo cho cơ quan, tổ dân phố để được giám sát, theo dõi. Các cơ quan chức năng được phân công nhiệm vụ phải chuẩn bị tất cả những nội dung cần thiết, đảm bảo cho các tình huống xấu nhất. Các cơ quan Thông tấn và mọi người cần nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như nâng cao cảnh báo mức độ nguy hiểm hơn giai đoạn trước, ý thức tự giác và quyết tâm hơn.

Qua kinh nghiệm thực hiện ở Vĩnh Phúc, TP.HCM hay các nước, ông Chung cho biết thành phố cũng cần chuẩn bị các phòng áp lực âm (phòng cách ly đặc biệt) để phục vụ cho các trung tâm cách ly trong thời gian tới.

“Giai đoạn này là giai đoạn cao điểm nhất và nguy cơ nhất đối với thành phố của chúng ta”, ông Chung nhấn mạnh. 

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật