• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chuyên gia kinh tế: Căng thẳng Nhật - Hàn không mạng lại lợi ích gì cho nền kinh tế toàn cầu

Tranh chấp giữa Nhật Bản và Hàn Quốc là một "điểm đen" vì nó xảy ra trong bối cảnh cuộc...

Tokyo và Seoul từ lâu đã có những bất đồng chính trị xuất phát từ những hành động của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai. Căng thẳng giữa hai nước đã lan sang các lĩnh vực kinh tế, khi vào ngày 4/7/2019, Nhật Bản bắt đầu thắt chặt các quy định xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 vật liệu công nghệ cao gồm nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyimide), chất cản màu (resist) và hydro clorua có độ tinh khiết cao (HF) vì lý do an ninh quốc gia.

Hai nhà lãnh đạo Nhật Bản-Hàn Quốc tại hội nghị G20.
Hai nhà lãnh đạo Nhật Bản-Hàn Quốc tại hội nghị G20.

Nhật Bản và Hàn Quốc là những nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm như chip và màn hình điện thoại thông minh. Cuộc chiến thương mại leo thang giữa hai bên có thể là tin xấu cho ngành công nghệ toàn cầu và người tiêu dùng cuối cùng có thể phải trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm xuất xứ từ hai quốc gia này.

"Những sự phát triển gần đây của căng thẳng Nhật - Hàn rất đáng lo ngại, và thực tế nó không có ích gì cho tình cảnh kinh tế toàn cầu. Chúng ta đã có quá nhiều rắc rối xung quanh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và phần còn lại của thế giới", Taimur Baig, nhà kinh tế trưởng tại DBS Group Research, nói với CNBC.

Ông nói thêm rằng các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc đã mất nhiều năm để xây dựng các chuỗi cung ứng phức tạp, và nó sẽ rất khó để thực hiện lại các thỏa thuận như vậy khi niềm tin giữa các bên liên quan bị phá vỡ.

Taimur Baig không phải là người duy nhất đã cảnh báo về sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu. Troy Stangarone, một giám đốc cấp cao của Viện kinh tế Hàn Quốc của Mỹ, cho biết giá các chất bán dẫn có thể tăng nếu các nhà sản xuất Hàn Quốc cắt giảm sản xuất do căng thẳng với Nhật Bản.

Một số chuyên gia còn cảnh báo rằng, các chi phí bị gia tăng sẽ đè nặng lên người tiêu dùng.

Trung Quốc có thể hưởng lợi?

Tuy nhiên, các nhà phân tích khác cho biết các công ty bị ảnh hưởng sẽ tìm cách đối phó với các biện pháp do Nhật Bản áp đặt.

Jesper Koll, cố vấn cao cấp của WisdomTree Investments, nói với CNBC tuần trước rằng tổng giá trị sản phẩm bị ảnh hưởng bởi Nhật Bản có thể lên tới 450 triệu USD. Ông dự đoán rằng nếu Tokyo thực hiện các hạn chế hơn, thiệt hại sẽ càng nặng nề.

"Các công ty Trung Quốc có khả năng tham gia vào lấp đầy khoảng trong nếu xuất hiện bất kỳ sự thiếu hụt nào trong việc cung cấp các bộ phận linh kiện công nghệ", Stangarone cho biết.

Vào thời điểm Mỹ đang áp đặt các biện pháp trừng phạt lên các công ty Trung Quốc, căng thẳng thương mại Nhật Bản - Hàn Quốc có thể tạo không gian để cho các công ty Trung Quốc hạn chế được thiệt hại từ lệnh cấm của Mỹ, qua việc bù đắp vào chuỗi cung ứng mà cả Nhật Bản - Hàn Quốc đang thiếu hụt.

"Mặc dù Trung Quốc chưa có các nhà sản xuất chip hiện đại như Samsung hay Micron, nhưng các công ty này có cơ hội thay thế nguồn cung nếu có sự gián đoạn của thị trường", ông nói thêm.

Tuy nhiên, Taimur Baig - kinh tế trưởng tại DBS Group Research lại không nghĩ như vậy. Ông lý giải rằng phải có lý do vì sao Nhật Bản lại chọn những nhà cung cấp của Hàn Quốc ngay từ đầu, và Trung Quốc khó có thể tạo ra cùng một sản phẩm có tính năng đạt yêu cầu như của Hàn Quốc.

MINH TUẤN

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật