• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đâu là chiến lược thoát khỏi đại dịch của Việt Nam và châu Á?

Trước tình hình biến thể Delta lan rộng, Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác đang tăng tốc...

Vào năm 2020, Việt Nam là tấm gương cho các nước đang phát triển châu Á về cách đối phó với đại dịch, và giữ cho nền kinh tế trong nước hoạt động ổn định. Để làm được điều này, đất nước đã kết hợp việc đóng cửa biên giới chặt chẽ và thực thi nghiêm ngặt giãn cách xã hội.

Nhưng giờ đây, Việt Nam cùng nhiều quốc gia châu Á - Thái Bình Dương khác đang trở thành nạn nhân của chính thành công của mình, Barnaby Flower viết trong bài báo phát hành gần đây.

Câu chuyện thành công sớm 

 Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát COVID-19 vào năm 2020 nên đất nước "có tỷ lệ nhiễm trùng thấp.

Hiện tại Việt Nam đang trong giai đoạn bùng phát dịch tồi tệ nhất từ trước đến đây, với hơn 120.000 ca nhiễm kể từ tháng 4 với dân số 98 triệu người.

covid-viet-nam.jpg
Việt Nam đang trải qua một đợt bùng phát tồi tệ nhất từ trước đến nay và phải áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt. Ảnh: HCDC

Một số quốc gia, vùng lãnh thổ giàu có cũng rơi vào tình cảnh tương tự, như Hàn Quốc, Úc, New Zealand, Đài Loan, Singapore và cả Nhật Bản.

Nhóm quốc gia này đã có những cuộc chạm trán tương đối lành tính với COVID-19 vào năm 2020. Và ngoại trừ Singapore, họ hiện tất cả phải đối mặt với sự đe dọa của biến thể Delta dễ lây lan, trong khi tỷ lệ dân số được tiêm chủng khá thấp.

Ở môi trường dân chủ hoặc ít nhất là đa nguyên hơn, chính phủ phải cân bằng giữa các đảng trong động thái với COVID-19, trước áp lực từ các hành lang kinh doanh và các cử tri.

Cụ thể, Hàn Quốc đang vật lộn với làn sóng đổi mới khi cuộc tổng tuyển cử sắp diễn ra. Thủ tướng Nhật Bản cũng đang thử thách xem Thế vận hội Tokyo sẽ là một sự kiện có sức lan tỏa lớn hay là một "động lực thúc đẩy tinh thần" trước cuộc bầu cử năm nay.

Ở Úc, nhiều người đã lên tiếng chỉ trích chiến lược zero-COVID-19 của chính quyền Canberra. Vì so với cuộc sống trở lại bình thường ở châu Âu và Bắc Mỹ, Úc có vẻ như là một kẻ tụt hậu khi đường biên giới bị khóa chặt, các thành phố lớn bị khóa cửa liên tục và công chúng luôn lo lắng về virus.

Vaccine là yếu tố mấu chốt

Ở những quốc gia "thành công sớm", thách thức của các chính trị gia là làm cách nào để tiếp cận sớm với vaccine, lấy lại niềm tin của người dân để mở cửa an toàn trở lại. 

Vào tháng 5, Thủ tướng Lý Hiển Long đã công bố một loạt các bước hướng tới trạng thái "bình thường mới", tùy thuộc vào tiến bộ trong tiêm chủng. Trong đó, COVID-19 sẽ được quản lý giống như bất kỳ bệnh truyền nhiễm lưu hành nào khác.

Chính phủ Singapore hứa hẹn sẽ sớm trở lại "bình thường mới" vì tầm nhìn xa trong việc mua vaccine. Singapore nhanh chóng tiếp cận và chi lớn để đảm bảo nguồn cung vaccine và hiện đã tiêm chủng cho hơn 55% dân số.

Hàn Quốc và Đài Loan cũng đang gấp rút thực hiện các kế hoạch tương tự.

tiem-vaccine-covid.jpeg
Việt Nam và các quốc gia châu Á đang gấp rút đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine để sớm mở cửa trở lại. Ảnh: HCDC

Thủ tướng Úc Scott Morrison đã nêu chi tiết chiến lược 4 giai đoạn để mở cửa trở lại, dựa trên các mục tiêu tiêm chủng đầy tham vọng. Ông đề cao kết luận của Viện nghiên cứu Grattan, ước tính rằng 80% dân số Úc cần phải tiêm chủng trước khi biên giới mở cửa trở lại để không gây quá tải cho các bệnh viện.

Trong khi đó, chính phủ New Zealand vẫn đang bối rối trước chiến lược để kết thúc "cuộc chơi" COVID-19 của mình.

Trong trường hợp không xảy ra một đợt bùng phát lớn, các chính phủ sẽ phải làm mọi cách để khuyến khích người dân tiêm chủng, như cho phép các đặc quyền đi lại đặc biệt cho những người đã được tiêm chủng đầy đủ.

Để giải quyết việc này, Viện Grattan của Úc đã đề xuất tổ chức giải xổ số quốc gia trị giá 10 triệu đô la Úc một tuần (7,3 tỷ USD) cho những người Úc tham gia tiêm chủng.

Tuy nhiên, chiến lược này phụ thuộc vào việc có đủ liều vaccine để cung cấp cho những người muốn tiêm hay không. Trong trường hợp của Việt Nam, "biến thể Delta đã lan rộng, nền kinh tế bị bóp nghẹt, Việt Nam cần ưu tiên nhập khẩu và phân phối các loại vaccine hiện có hơn cả", ông Barnaby Flower viết.

Điều này cũng đúng với hầu hết các quốc gia "thành công sớm" ở châu Á. Cho đến khi nguồn cung vaccine đáp ứng đủ nhu cầu, các nền kinh tế này sẽ phải đối mặt với những hậu quả chính trị và nhiều điều khác do sự tự mãn về thành công của họ vào năm 2020 gây ra.

NHẬT SANG

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật