• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Dư luận Trung Quốc gây tranh cãi về hình thức 'hôn nhân hai chiều'

Một kiểu hôn nhân mới được gọi là "liang tou hun", hay "hôn nhân hai chiều", đã khuấy động...

Theo trang CGTN, "liang tou hun" là một hình thức hôn nhân trong đó vợ và chồng chọn ở lại sống cùng bố mẹ đẻ như trước ngay cả khi đã kết hôn, cũng như giữ nguyên họ của mình cho thế hệ sau này. Để tiếp nối họ của mỗi bên gia đình, cặp vợ chồng này thường có hai đứa con, trong đó một đứa lấy họ cha và được nuôi chủ yếu bởi gia đình của mình và đứa còn lại theo họ mẹ.

Hơn nữa, trước khi tổ chức hôn lễ, chú rể không cần phải trao quà đính hôn cho cô dâu và cô dâu cũng không cần có của hồi môn. Điều này trái ngược hẳn với hôn nhân truyền thống của Trung Quốc.

c751c3d0e1de40f2b51851fee4c08f78.png
Một kiểu hôn nhân mới có tên gọi "liang tou hun" ở Trung Quốc đã khuấy động một cuộc tranh luận sôi nổi. Nguồn: CFP

Trong hàng nghìn năm lịch sử của Trung Quốc, việc chú rể tặng quà sính lễ và cô dâu được trao của hồi môn là truyền thống trong nghi thức kết hôn tại Trung Quốc. Sau khi kết hôn, cô dâu sẽ phải đổi sang họ của chú rể và thường phải cùng nhà chồng, chăm sóc các thành viên bên chồng và về cơ bản trở thành một phần trong gia đình họ. Tuy nhiên, trong bối cảnh đô thị hóa, tiến bộ xã hội đã thay đổi quan điểm về việc kết hôn.

e9a32898fb364d73b3b34ec221ed7a7c.jpeg
Phụ nữ ở Trung Quốc có thể chọn không sống với gia đình chồng sau khi kết hôn. Nguồn: CFP

Qu Bai, một cư dân của TP. Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, đã kết hôn theo hình thức này được 4 năm. Cha mẹ của Qu không muốn gả con gái là con một cho một gia đình khác nên quyết định lấy "liang tou hun", theo đó Qu không phải chuyển đến sống với gia đình chồng.

Trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, chỉ con trai mới được mang họ. Tuy nhiên, vì chính sách một con của nước này để ngăn dân số bùng nổ, những người sinh sau những năm 1980, trong đó có cả nữ giới, đều là con một. Trong trường hợp nếu theo văn hóa kết hôn truyền thống, khi đi lấy chồng, những người con một là nữ sẽ phải đổi sang họ chồng, và điều này dẫn tới việc dòng tộc tổ tiên của người vợ sẽ chấm dứt.

Trung Quốc từ bỏ chính sách một con vào năm 2015. Tiến sĩ Zhao Chunlan, giáo viên Đại học Nghiên cứu Quốc tế Chiết Giang, người đã tiến hành nghiên cứu thực địa về "liang tou hun" tại các ngôi làng ở tỉnh Chiết Giang phía đông Trung Quốc, cho rằng điều kiện cần và quan trọng nhất của cuộc hôn nhân như vậy là có hai con, để mỗi gia đình có thể nhận một con để thừa kế tài sản của gia đình và tiếp nối dòng họ.

Ở Trung Quốc, hầu hết các cuộc hôn nhân theo hình thức “liang tou hun” diễn ra tại các ngôi làng khá giả ở tỉnh Giang Tô và Chiết Giang. Tại hai tỉnh, mọi người sống ngay cạnh nhau và mức sống của các gia đình đều cao. Những người phụ nữ ở hai vùng này muốn sau khi kết hôn, họ không chỉ tìm một người có thể chia sẻ gánh nặng gia đình như nuôi con, chăm sóc cha mẹ già mà còn phải tìm cách để duy trì tính độc lập như trước khi kết hôn.

Gia đình Qu có hai đứa con. Một trong hai đứa trẻ được đặt theo tên của cô ấy và đứa trẻ kia theo tên chồng của cô ấy. Cô ấy nói rằng hai đứa trẻ đã hỏi tại sao chúng có họ khác nhau. Qu trả lời rằng "vì họ của bố và mẹ đều đẹp, nên chúng tôi muốn các con có họ." Cô nhấn mạnh rằng họ đối xử bình đẳng với hai đứa trẻ mặc dù họ khác nhau.

f46d45b0d7c949beb4d5f63026188775.jpeg
Điều kiện cần và quan trọng nhất của "liang tou hun" là có hai đứa con. Nguồn: CFP

Tuy nhiên,  không phải hầu hết các gia đình đều hòa thuận như gia đình của Qu. Cô ấy nói rằng một người bạn của cô ấy gần đây đã ly hôn vì một vấn đề liên quan đến họ của con cô ấy.

“Trước khi kết hôn, họ có thỏa thuận sẽ sinh hai đứa trẻ, bé đầu mang họ bố và bé sau mang họ mẹ. Nhưng sau khi sinh đứa con đầu là con trai, người vợ cảm thấy hối hận và muốn người con này mang họ mình. Cô ấy cam kết bồi thường 5 triệu nhân dân tệ cho gia đình chồng, nhưng người chồng không đồng ý. Họ tranh cãi nhau vì điều đó và kết thúc là ly hôn”, Qu nói.

Tiến sĩ Zhao chỉ ra rằng ngoài chính sách một con, hiện tượng kết hôn như trên xuất phát từ việc người phụ nữ ngày càng nhận thức rõ vị thế trong xã hội và giá trị của bản thân.

"Khi nhìn bố và mẹ tôi, tôi nghĩ bố tôi không quan tâm và không chăm sóc mẹ tôi nhiều. Tôi có thể cảm nhận được sự chênh lệch về địa vị gia đình giữa họ", Qu nói.

Cô cho biết gia đình gốc của mẹ cô ở rất xa thành phố Gia Hưng, và kể từ khi kết hôn với cha cô, cô được xem như một phần của gia đình cha mình và không thể về thường xuyên, mặc dù cô rất nhớ cha mẹ.

"Cách đây 2 năm, bố mẹ tôi lần lượt qua đời. Trước đó, dù muốn dành nhiều thời gian chăm sóc nhưng bà cũng không thể ở vậy lâu. Còn vợ của em trai mẹ tôi cũng không đối xử tốt với ông bà tôi. Vì vậy, cô ấy rất lo lắng ", Qu nói. 

Với hình thức hôn nhân "liang tou hun", ngay cả sau khi kết hôn, cô ấy có thể tự do quyết định xem mình muốn sống với gia đình nào (gia đình mình hoặc chồng) và muốn ở với bố mẹ bao lâu. Trong cuộc hôn nhân, chồng tôn trọng cô và sẽ làm hầu hết những gì cô yêu cầu anh ấy làm, như việc nhà.

"Tôi nghĩ ưu điểm lớn nhất của 'liang tou hun' là tiếng nói của tôi được ghi nhận và tôi có địa vị bình đẳng với chồng. Cả bố mẹ và gia đình chồng tôi đều không coi tôi là người dưới quyền của chồng”, Qu giải thích.

Cách đây 4 tháng, cô ấy mới chuyển đến sống với gia đình chồng và vì các con cô ấy thích dành thời gian cho bà nội của chúng. Điều này đã khiến mẹ ruột của cô ấy không hài. Mẹ cô ấy đã gọi cô ấy nhiều lần để đưa hai đứa trẻ trở về.

“Cả hai gia đình đều muốn sống cùng cháu. Mẹ chồng tôi dạy các cháu rất tốt và khiến các bé tự lập, nên hai cháu đứa cũng rất yêu quý bà”, Qu bày tỏ.

Wei Xiaojun, Giám đốc Viện Nghiên cứu Luật Hôn nhân và Gia đình thuộc Hiệp hội Luật Trung Quốc sống ở Chiết Giang hơn 10 năm, nói rằng hình thức hôn nhân "liang tou hun" ở một mức độ nào đó thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vị thế xã hội của phụ nữ. Đối với nam giới, họ không cần tặng quà sính lễ và điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính trước khi cưới.

Tuy nhiên, Wang Zhaohua - một luật sư cấp cao làm việc tại Giang Tô, cho rằng trong những cuộc hôn nhân như vậy, người vợ người chồng thường có cảm giác thuộc về gia đình gốc của họ nhiều hơn. Trong trường hợp này, bất cứ khi nào có mâu thuẫn, họ sẽ chạy về với cha mẹ để tìm kiếm sự an ủi và từ đó làm nảy sinh thêm nhiều vấn đề mới giữa các cặp vợ chồng trẻ.

Luật sư Wang nói thêm mỗi năm ông xử lý khoảng 40 vụ ly hôn, trong đó một nửa số vụ liên quan đến "liang tou hun", với nguyên do là cha mẹ đẻ tham dự quá sâu vào cuộc hôn nhân của con cái.

HOÀNG ANH

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật