Hiện tại, hàng loạt các hồ thủy điện đang trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng đe dọa đến việc cung cấp nguồn điện. Vào ngày 10/12 vừa qua, ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc EVN đã có công văn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương thông báo về những khó khăn sắp tới của ngành điện.
EVN cho biết, hiện đang thiếu hụt nước tại các hồ trên lưu vực sông Hồng lên đến 7,2 tỷ m3, trong đó 3 hồ chứa trực tiếp tham gia xả nước thiếu hụt 3,7 tỷ m3, dự báo trong thời gian tới sẽ diễn ra khô hạn vào cuối năm 2019 đầu năm 2020, EVN gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo cung cấp nước gieo cấy vụ Đông Xuân và các tháng của mùa khô.
Nước ở nhiều hồ thủy điện trên toàn quốc đang ngấp nghé mực nước chết. |
Nếu xả nước sẽ rơi vào khoảng 3 đợt với 4,3 tỷ 3 m3, mước nước các hồ sẽ xuống thấp như hồ Hòa Bình từ 102,5m về 84,46 m và cách mực nước chết chỉ 4,46m trong khi dung tích hồ còn khoảng 501 triệu m3. Hồ Thác Bà, mực nước giảm từ 53,6 m về 49,83m, cách mực nước chết 3,83m. Với dung tích còn lại 396 triệu m3. Thủy điện Tuyên Quang khi giảm từ 116,5m về 93,56m và chỉ cách mực nước chết 3,56m.
Ông Nhân cho biết, vì đáp ứng nâng mực nước cho hồ Hòa Bình và cung cấp nước cho hạ du nên Thủy điện Sơn La có khả năng hồ Hòa Bình sẽ không đảm bảo được việc vừa điều tiết nước chết vừa cung cấp nước. “Sản lượng điện thiếu hụt trong tháng 5 so với nhu cầu khoảng 100 triệu kWh đến 0,5 tỷ m3 nước. Tình hình này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong tháng 6/2020 khi lượng điện dự kiến thiếu hụt 300 triệu kWh đến 1,5 tỷ m3”, lãnh đạo EVN nói.
EVN kiến nghị Bộ cho phép duy trì mực nước tại các hồ ở mức thấp hơn so với quy đinh của Quy trình vận hành liên hồ trên khu vực sông Hồng, giảm số ngày xả nước đợt 2 và 3, công bố về tình trạng thiếu nước, hạn hán,
Đến nay, nhiều hồ thủy điện khu vực Bắc và Trung Bộ nước về ít so với 2018 và các năm trước đó. Cụ thể Lai Châu thấp hơn 10,5m; hồ Sơn La thấp hơn 15,7m; hồ Hòa Bình thấp hơn 8,2m; hồ Cửa Đạt (Thanh Hóa) thấp hơn 11,2m...
EVN đã tập trung cao nhất sản xuất điện từ các nhà máy nhiệt điện than, huy động nguồn điện chạy dầu giá cao, tổng sản lượng điện dầu trong đầu tháng 10 là 400 triệu kWh. Tuy nhiên với tình hình này khrn khă năng vẫn phải huy động thêm nguồn nhiệt điện dầu mới đảm bảo phụ tải.
“Với tình hình công suất và sản lượng dự phòng của nguồn điện toàn hệ thống trong các tháng còn lại năm 2019 không cao, với tình hình nước về hồ thủy điện không cải thiện, hệ thống điện sẽ phải huy động thêm nguồn nhiệt điện dầu để đảm bảo nhu cầu phụ tải. Sản lượng nhiệt điện dầu dự kiến khai thác từ nay đến cuối năm có thể lên đến 1,45 tỷ kWh. Nếu tính lũy kế năm 2019, tổng sản lượng dầu dự kiến sẽ huy động là 2,57 tỷ kWh”, EVN cho hay.
Dự kiện đến năm 2020, sản lượng huy động điện chạy dầu sẽ lên tới 8,6 tỷ kWh. Đây là mức huy động nguồn điện chạy dầu cao nhất trong lịch sử ngành điện và có thể đội chi phí sản xuất điện ước tính hơn 14.000 tỷ đồng.