Các trường hợp ngáo đá cần chú ý
Tại phiên chất vấn các đại biểu đề cập đến vấn đề giết người đặc biệt là khu vực Hà Nội là do công tác phòng ngừa xã hội còn yếu, có quá nhiều người ở trạng thái tâm thần không ổn định gây thương tích, vì vậy cần làm do nguyên nhân và đưa ra giải pháp.
Đại biểu Đoàn Việt Cường ý kiến: “Hiện tôi yêu cầu lãnh đạo phòng cảnh sát ma túy hằng ngày phải nhắn tin báo cáo cho tôi số lượng tăng giảm của người ngáo đá, vì đối tượng này hay gây ra thảm án, đặc biệt là gây án với người thân”.
Trước câu hỏi của các đại biểu, Giám đốc Công an TP Hà Nội, Trung Tướng Đoàn Duy Khương chi biết, có hai khái niệm phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ. Đối với vụ án ở Đan Phượng, đây là ví dụ điển hình về phòng ngừa xã hội còn yếu kém. Lực lượng công an cơ sở là đơn vị phải chịu trách nhiệm. "Chúng tôi đã yêu cầu công an Đan Phượng kiểm điểm, đặc biệt là đội cảnh sát hình sự, công an xã bởi vì mâu thuẫn giữa hai anh em này không phải bộc phát mà đã kiện cáo, mâu thuẫn kéo dài. Nhân dân trong khu vực ai cũng biết”, ông Khương nói.
Trung tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội |
Trách nhiệm nòng côt của lực lượng công an bao gồm cả trách nhiệm của mọi người, của các đoàn thể, không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền mà cần phải đặc biệt lưu ý đến mâu thuẫn trong đời sống, các hiện tượng hay ngáo đá, từ đó rà sót đưa lên trên.
Theo ông Khương, cảnh sát ma túy hằng ngày phải thông báo về số lượng người bị ngáo đá, các đối tượng này rất nguy hiểm, họ thường gây án với người thân, thường trong trạng thái không tỉnh táo. Tuy nhiên ông cũng nhắc đến vấn đề những trường hợp tâm thần gây án, cần có hỗ trợ kinh phí mới có thể giải quyết triệt để. Bởi bệnh viện hay bản thân gia đình cũng không có đủ điều kiện để đưa bệnh nhân đi điều trị.
Vụ học sinh trường Gateway tử vong
Trong phiên chất vấn, Phó Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hoàng Thị Tú Anh đã đề cập đến vụ cháu bé 6 tuổi bị tử vong ở trường Gateway. Bà Tú Anh cho rằng cần làm rõ trách nhiệm của Sở GD&ĐT về vụ việc này, hiện này đã có tham mưu giải quyết và khắc phục các tình trạng này ở các cơ sở hay chưa? Đồng thời cũng đề nghị Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy cho biết việc thực hiện rà soát của quận trong thời gian qua về vấn đề này như thế nào?
Trước câu hỏi của bà Tú Anh, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT cho biết, trong công tác quản lý nhà trường luôn đề cao việc đảm bảo an toàn, an ninh cho học sinh. Hằng năm, Sở cũng gửi công văn hướng dẫn các nội dung quan trọng này.
Đối với các cấp mầm mon, tiểu học, cần đặc biệt lưu ý chăm sóc các cháu, tuy nhiên đối với vụ việc trường Gateway, ngành GD&ĐT phải có trách nhiệm. Đây là sự việc hy hữu và cũng là nỗi đau đối với ngành Giáo dục.
“Trách nhiệm lớn nhất trong sự việc này là các cá nhân có liên quan đưa đón học sinh, cô giáo chủ nhiệm của lớp, rồi ban giám hiệu nhà trường”, ông Dũng nói.
Ông Dũng cũng nhấn mạnh, ngay sau khi sự việc xảy ra, ngành đã tiến hành rà soát và báo cáo số hiệu, nhãn hiệu xe, các giấy tờ liên quan, số lượng học sinh từng ngày gửi đến Công an Thành phố và Sở GTV cùng phối hợp. Hiện ở Hà Nội 246 trường với 2.293 xe, khoảng 40.900 học sinh sử dụng các phương tiện đưa đón. Sở yêu cầu các trường xây dựng một quy trình đưa đón trẻ em đến trường, quản lý trong giờ học và bàn giao về gia đình hàng ngày, bảo đảm một cách nghiêm túc.