• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Làm thế nào để Việt Nam duy trì đà tăng trưởng trong năm 2021?

Theo các nhà phân tích, chìa khóa để Việt Nam duy trì tăng trưởng sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực...

Theo tờ Eurasia Review đánh giá, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương giữ đà tăng trưởng cả năm 2020, GDP đạt 1,6%.

Song, đối với những nước phát triển nhanh thì năm 2020 là một năm tồi tệ. Nhiều chuyên gia kinh tế đã dự báo, mức tăng trưởng kinh tế của thế giới năm 2021 sẽ phục hồi về mức trước COVID-19. Vậy, quỹ đạo tăng trưởng của Việt Nam bền vững đến mức nào?

Xử lý và phục hồi sau đại dịch

Việt Nam đã nổi bật trong khu vực với việc ngăn chặn thành công đại dịch COVID-19. Chính phủ đã kiểm soát, khoanh vùng tốt các trường hợp nhiễm bệnh thông qua các quy tắc kiểm dịch nghiêm ngặt và các biện pháp truy tìm tiếp xúc nhanh chóng.

web_cover.jpg
Nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nghiêm ngặt trong chế độ cách ly và giãn cách xã hội. Ảnh: Unicef

Với tình hình đại dịch vẫn đang tiếp tục phát triển, việc tiếp tục ngăn chặn virus sẽ rất quan trọng để giảm thiểu sự gián đoạn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là khu vực xuất khẩu đang bùng nổ, và cũng duy trì niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong khi chờ triển khai thành công chương trình tiêm chủng, lượng khách du lịch nội địa sẽ bắt đầu tăng lên ở Việt Nam, và điều này cũng có thể mở rộng sang du lịch quốc tế trong nước, tùy thuộc vào việc sắp xếp du lịch không thể đoán trước. Dịch vụ chiếm khoảng 1/3 GDP của Việt Nam, trong đó, du lịch trong nước là động lực chính.

Cơ sở sản xuất chi phí thấp

Theo báo cáo của Cơ quan nghiên cứu tình báo kinh tế (EIU), Việt Nam đã nổi lên như một cơ sở sản xuất chi phí thấp, vượt qua Ấn Độ và thậm chí cả Trung Quốc về các chỉ số. Việt Nam có những cơ hội trở thành trung tâm sản xuất thay thế cho Trung Quốc. 

Hơn nữa, trong những năm gần đây, Việt Nam đã thông qua tự do hóa thương mại, bằng việc ký kết các thỏa thuận thương mại với các thị trường lớn như RCEP và FTA Anh-Việt. Theo các doanh nghiệp chuyển ra khỏi Trung Quốc sẽ chọn Việt Nam là cơ sở sản xuất thay thế để đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

cropped-1589827214-20200519030738490_data.jpg
Mức thuê nhân công và cơ sở sở vật chất thấp là lợi thế để Việt Nam thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Ảnh: Nikkei

Trong tương lai, khả năng hợp tác với các nhà đầu tư trong các lĩnh vực xuất khẩu đang phát triển nhanh của Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực điện tử, sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố.

Thứ nhất, Việt Nam đang gặp phải sự thiếu hụt nhân tài Công nghệ Thông tin trong nước có tay nghề cao và cần nhanh chóng mở rộng thị trường lao động. Thứ hai, nó cũng cần tăng cường các nhà cung cấp địa phương và giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu các bộ phận từ Trung Quốc. Thứ ba, việc cải thiện cơ sở hạ tầng cần được lập kế hoạch, cấp vốn và thực hiện nhanh chóng, chẳng hạn như một sân bay mới ở TP.HCM,

Cùng với các yếu tố đó, Việt Nam cũng cần bổ sung và phát triển thêm ở lĩnh vực logistics, một ngành cần để giải quyết các vấn đề năng lực địa phương hơn là bị chi phối bởi các công ty logistics nước ngoài.

XUYẾN KIM

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật