• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những dịch bệnh lớn nhất lịch sử nhân loại đến nay vẫn chưa có lời giải đáp

Nghiên cứu lịch sử các dịch bệnh là cơ hội xác định các yếu tố điều kiện gây ra dịch...

Dịch Leptospirosis

Lần đầu tiên đặt chân lên lãnh thổ New England, những người châu Âu đã phải chứng kiến một cảnh tượng chưa từng có, nhiều khu định cư hoang tàn với hài cốt của hàng nghìn người. Tất cả đều do dịch bệnh Leptospirosis gây ra.

Trước đó, số người bộ lạc Vampanoag đang sinh sống lên đến hơn 20.000 người. Thế nhưng vì căn bệnh bí ẩn mà tất cả đã biến mất. Theo mô tả, bệnh lạ có triệu chứng là vàng da, sốt, chảy máu mũi và tổn thương da. Căn bệnh này đã giết 30-90% thổ dân, mặc dù tất cả cho rằng là do đậu mùa và vàng da nhưng trên thực tế không có triệu chứng nào đúng với mô tả.

Các nhà dịch tễ học, cho rằng đây là bệnh leptospirosis, gây ra bởi một loại vi khuẩn có hình xoắn ốc, sống bên trong động vật, thường là loài gặm nhấm và lây lan qua nước tiểu. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do người dân có thói quen đi chân trần, tắm ở các hồ nước tự nhiên, có khả năng bị nhiễm khuẩn từ đất hoặc nước.

Chỉ có điều đất chua và mọi thứ hòa tan quá nhanh nên không thể xác định chính xác căn bệnh này từ đâu. Các nhà khoa học nghi ngờ vi khuẩn gây bệnh Leptospirosis có thể chịu được mùa đông khắc nghiệt ở New England, vì do nóng lên từ khí hậu. Bệnh Leptospirosis và các bệnh nhiệt đới khác có thể lan lên phía Bắc, nơi trước đây chỉ có sương giá. Vì vậy, phải tiếp tục tìm kiếm bằng chứng mới.

Dịch Colocisli

Đối với người da đen sống ở Mexico ngày nay, thế kỷ 16 là cơn ác mộng của họ. Bởi thời điểm đó, không chỉ có căn bệnh đậu mùa do người châu Âu mang đến mà còn có một dịch bệnh vô cùng đáng sợ khác đó là colocisli. Bệnh này có các triệu chứng như: sốt, co thắt ruột, lưỡi đen và nước tiểu đen. Người bị nhiễm bệnh thường chết trong vòng 3 - 4 ngày.

Colocisli có nghĩa là "dịch hại”, xảy ra vào năm 1545, trong 3 năm đã khiến 15 triệu người mất mạng, dân số người da đen từ 25 triệu giảm xuống còn 1 triệu người. Năm 2002, các nhà khoa học đã tiến hành so sánh các triệu chứng của dịch bệnh này với sốt xuất huyết Hantavirus, họ cho rằng mầm bệnh là từ địa phương và không được du nhập từ bên ngoài.

Thế nhưng đến năm 2018, sau khi tiến hành phân tích một tủy răng của 24 thi thể từ nghĩa trang ở Mexico, các nhà khoa học đã tìm thấy DNA của một chủng Salmonella gây ra bệnh thương hàn. Đây là căn bệnh mà mỗi năm cướp đi sinh mạng của 200.000 người. Một dạng Salmonella tương tự đã được tìm thấy trong phần còn lại của những người châu Âu đầu tiên sống ở Na Uy, do đó, các học giả cho rằng Colocisli được gây ra do mầm bệnh du nhập.

Triệu chứng của bệnh không giống với triệu chứng do Salmonella gây ra. Chỉ có thể tìm thấy mầm bệnh trong DNA được giải trình tự và nhập vào cơ sở dữ liệu toàn cầu. Cho đến hiện nay vẫn chưa có lời giải cho căn bệnh này, không ai biết đâu mới thực sự là thủ phạm gây ra bệnh.

Dịch Justinian

Dịch bệnh này xuất hiện vào năm năm 541, dưới triều đại của Justinian I. Triệu chứng của dịch bệnh là: ảo giác, sốt, sưng háng và nách, có đến 10.000 người chết mỗi ngày. Bệnh lây lan sáng các nước xung quanh biến thành đại dịch. Tên gọi của dịch này là "dịch Justinian", theo  ước tính, nó đã giết chết từ 25 - 50 triệu người, trở thành một trong những nạn dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người.

Năm 2013, sau khi tiến hành phân tích DNA hài cốt của hai người sống trong thời Justinian trên lãnh thổ nước Đức hiện đại, các nhà khoa học đã tìm ra đặc trưng di truyền của trực khuẩn dịch hạch trong lịch sử dưới tên "cái chết đen".

Tuy nhiên, không chỉ có 1 chủng vi khuẩn gây ra các chứng bệnh này, mà còn 2 loại chủng khác đã giết chết hàng triệu người trong thế kỷ 19 và 20. Theo nghiên cứu, vi khuẩn này được lưu giữ trong bọ chét sống trên chuột và quần thể của loài gặm nhấm, có thể đóng vai trò là kho mầm bệnh dịch hạch trong một thời gian rất dài.

Dịch bệnh này vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh giết người hàng loạt, cho đến nay vẫn chưa hết nguy hiểm. Các nhà khoa học còn cho rằng, các chủng vi khuẩn cổ đại bị đột biến gien có thể liên quan trực tiếp đến mức độ nguy hiểm của chúng.

Dịch Antoninov

Dịch bệnh xuất hiện vào năm 165, được đoàn lê dương La Mã mang từ Mesopotamia trở về. Triệu chứng của dịch bệnh là sốt, phân có máu, phát ban, phồng rộp và loét da. Dịch lan ra nhiều vùng ở châu Âu, Bắc Phi, khiến 10 triệu người chết.

Dịch bệnh xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới.
Dịch bệnh xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới.

Vì bệnh xuất hiện khá lâu nên không thể phân tích DNA, các nhà nghiên cứu buộc phải mô tả không chi tiết từ bác sĩ Hy Lạp. Các nhà khoa học đã loại trừ bệnh sởi vì bệnh này mới xuất hiện từ 2010.

Các nhà khoa học đã so sánh virus sởi với một trong những họ hàng gần nhất của nó - virus gây bệnh dịch hạch gia súc. Tuy nhiên, cả hai vi khuẩn được tách ra từ tổ tiên chung của chúng lại không thể sớm hơn 11 hoặc 12 sau Công Nguyên, vì vậy không có căn cứ bệnh sởi là nguyên nhân gây ra dịch Antoninov. Điều quan trọng là nó đã xóa sổ một trong những đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại.

Dịch Athens

Dịch bệnh này xuất hiện vào năm 430 trước Công Nguyên, bắt đầu ở châu Phi nhưng lan rộng ra nhiều quốc gia, nơi cuối cùng là Hy Lạp. Các dữ liệu về dịch là từ nhà khoa học Hy Lạp Thucydides, theo đó, bệnh nhân bị sốt, mắt đỏ ngầu, lưỡi và cổ họng bị loét gây chảy máu... đã có 100.000 người (khoảng 25% dân số) chết vì căn bệnh này trong 5 năm.

Theo một nhóm các nhà khoa học đã đưa ra một báo cáo vào năm 2015, mô tả gần với sốt xuất huyết Ebola nhất nhưng rất khó xác định rõ vì không có DNA, mà RNA thì phân rã nhanh. Tuy nhiên, có khả năng trong tương lai gần, các nhà nghiên cứu sẽ tìm thấy RNA trong các mẫu Hy Lạp cổ đại.

Dịch thời kỳ đồ đá

Vào thiên niên kỷ thứ tư - thứ ba trước Công Nguyên, một nền văn minh đã biến mất, người ta gọi là thời kỳ suy giảm đồ đá vì dân số châu Âu giảm mạnh. Có nhiều giả thuyết được đặt ra: dân số tăng quá nhanh làm phá hủy tài nguyên sống, chiến tranh giữa các tộc người và giả thuyết cuối cùng là dịch bệnh xảy ra quy mô lớn.

Giả thuyết thứ ba đã có một bằng chứng cụ thể nhất được đưa ra vào năm 2018 khi các nhà khoa học tiến hành phân tích DNA của hai người được tìm thấy trong một ngôi mộ ở Thụy Điển, niên đại từ 3.000 trước Công Nguyên.

Có khá nhiều dấu vết liên quan đến dịch hạch -  chủng bệnh lâu đời nhất được biết đến. Các thành phố đông dân là môi trường lý tưởng cho sự xuất hiện và lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên chưa có căn cứ về việc nó gây ra cái chết của hàng nghìn người vì hiện vẫn chưa tìm được nơi chôn cất của họ.

Bằng cách nghiên cứu các dịch bệnh trong quá khứ, con người có thể học cách dự đoán và ngăn ngừa dịch bệnh trong tương lai - điều luôn có ý nghĩa cả về lý thuyết lẫn thực tiễn.

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật