• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ra mắt tài liệu về "quấy rối tình dục trong truyền thông"

Bản hướng dẫn “Quấy rối tình dục trong truyền thông - nhận biết, ngăn chặn và xử lý...

Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ra mắt Bản hướng dẫn “Quấy rối tình dục trong truyền thông - nhận biết, ngăn chặn và xử lý dành cho lãnh đạo và nhân viên” bao gồm các thiết kế dành cho cơ quan báo chí và ngành truyền thông.

Bản hướng dẫn “Quấy rối tình dục trong truyền thông - nhận biết, ngăn chặn và xử lý dành cho lãnh đạo và nhân viên.
Bản hướng dẫn “Quấy rối tình dục trong truyền thông - nhận biết, ngăn chặn và xử lý dành cho lãnh đạo và nhân viên.

Mục đích của Bản hướng dẫn là tuyên truyền ngăn chặn, phòng tránh, giải quyết những vấn đề liên quan đến quấy rối tình dục nơi công sở. Cụ thể đề cập đến khái niệm “quấy rối tình dục” tại nơi làm việc, đồng thời đưa ra các hướng dẫn về quy trình khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại.

Hành vi quấy rối tình dục còn bao gồm cả những hành vi liên quan đến tình dục mà không được mong đợi và người kia nhận thấy bị xúc phạm thì đều bị coi là quấy rối tình dục.

Các trò đùa, bỡn cợt, không phù hợp hoặc nhìn chằm chằm, liếc, nháy mắt, tặng quà không được đối phương chấp nhận, tiếp xúc cơ thể… đều được đưa vào danh sách quấy rối tình dục.

Phó Cục trưởng Cục Báo chí, bà Mai Hương Giang cho biết Bản hướng dẫn “Quấy rối tình dục trong truyền thông - nhận biết, ngăn chặn và xử lý dành cho lãnh đạo và nhân viên” là tài liệu cần thiết đối với các cơ quan báo chí và truyền thông, giúp xây dựng môi trường chuyên nghiệp, hiệu quả.

Năm 2018, tình trạng quấy rối tình dục tăng cao đặc biệt với các nhà báo, 27% phóng viên đã đưa ra câu trả lời về vụ việc này, họ cho biết từng trải qua quấy rối khi tác nghiệp, khi làm việc tại công sở. Mặc dù vẫn đề này đã được đề cập nhiều nhưng chưa có phương án giải quyết.

Ngoài ra, theo Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ LĐTB&XH, ông Phạm Ngọc Tiến, quấy rối tình dục là một vấn đề đã được quan tâm nhiều, thậm chí các cơ quan nhà bác và cơ quan pháp luật đều đã lên tiếng tuy nhiên né tránh giải quyết vì nhạy cảm. Ông cho biết, Bộ Luật lao động 2012 đã đề cập đến 4 điều liên quan nhưng không xác định rõ khái nhiệm “quấy rối tình dục” vì vậy rất khó để đưa vào xử lý. 

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật