• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thảm sát ở Mali, ngôi làng hàng trăm người gần như bị xoá xổ

Một ngôi làng người Dogon ở miền trung Mali (quốc gia ở Tây Phi) đã "gần như bị xóa sổ" sau...

Một quan chức địa phương cho hay, những phần tử tấn công đã đến và "bắt đầu nổ súng, cướp bóc và đốt phá" trong cuộc tấn công đẫm máu vào ngôi làng trong vụ thảm sát ngày 9/6. 

"Hiện chúng tôi thấy 95 dân thường đã chết. Các thi thể bị thiêu. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những người khác", quan chức an ninh Mali cho hay. Theo quan chức này, ngôi làng trong vụ thảm sát có khoảng 300 dân cư. 

Vụ tấn công này được xem là diễn biến mới nhất trong vòng xoáy bạo lực ở miền trung Mali. 

Một ngôi làng ở miền trung Mali gần như bị xóa sổ sau vụ thảm sát đẫm máu. Ảnh minh hoạ.
Một ngôi làng ở miền trung Mali gần như bị xóa sổ sau vụ thảm sát đẫm máu. Ảnh minh hoạ.

Các cuộc tấn công qua lại giữa các sắc tộc bắt đầu khi một nhóm cực đoan, chủ yếu là người Fulani, do nhà thuyết giảng Amadou Koufa cầm đầu nổi lên trong khu vực và bắt đầu tấn công nhằm vào các nhóm thiểu số người Bambara và Dogon. 

Người Fulani, còn được gọi là Peul, chủ yếu là người chăn nuôi gia súc và thương nhân, trong khi người Bambara và Dogon là những người nông dân định cư truyền thống. 

Theo Sputnik, người Dogon và Bambara hợp thành nhóm dân tộc thiểu số Mande lớn nhất ở Mali. Đụng độ giữa Dogon và Fulani về việc tiếp cận đất đai và nước đã trở nên thường xuyên hơn trong vài tháng qua. 

Vào ngày 16/5, phái bộ Liên Hợp Quốc tại Mali (MINUSMA) tuyên bố đã ghi nhận "ít nhất 488 người chết" trong các cuộc tấn công kể từ tháng 1/2018. 

Trong cuộc tàn sát đẫm máu nhất, khoảng 160 dân làng Fulani đã bị sát hại hồi tháng 3 năm nay tại Ogossagou, gần biên giới với Burkina Faso nghi do người Dogon tấn công. 

MINUSMA cho biết, kể từ tháng 1/2018, những người Fulani có vũ trang đã gây ra cái chết của 63 dân thường ở khu vực Mopti. 

AFP cho hay, từ tháng 3/2017, Koufa gia nhập GSIM một nhóm mới hình thành là liên minh cực đoan ở vùng Sahel có liên kết với Al-Qaeda. Lãnh đạo của nhóm này là Iyad Ag Ghaly.

Liên quan đến vụ việc, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi nhà chức trách Mali điều tra thảm kịch và đưa thủ phạm ra trước công lý. Ông cũng kêu gọi các bên liên quan ở Mali kiềm chế, tránh các hành động trả thù lẫn nhau cũng như hối thúc chính phủ Mali tiến hành đối thoại giữa các sắc tộc nhằm giảm căng thẳng, thu hẹp bất đồng.

MINH TUẤN (t/h)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật