Kích thích tài chính
Gói cứu trợ kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD của Tổng thống đắc cử Joe Biden bao gồm các đề xuất có khả năng bị Đảng Cộng hòa phản đối, và có thể dẫn đến các cuộc đàm phán kéo dài trước khi đạt được thỏa thuận. Trong khi đó, nhiều yếu tố trong kế hoạch lại cần thông qua Thượng viện với tỷ lệ chia rẽ đảng phái 50:50.
Thành viên Thượng viện khác mỏng đã gây áp lực cho ông Biden, khi một số yếu tố như viện trợ của nhà nước và ngân sách hỗ trợ dịch bệnh COVID-19 trong gói kích thích cần đến 60 phiếu.
Ông Trump có thể bị luận tội ngay sau ngày ông Biden nhậm chức. Ảnh: Reuters. |
Theo nguồn tin hãng AP, phiên toà luận tội Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện Mỹ có thể bắt đầu ngay sau thời điểm ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức, với mục đích hướng tới thỏa thuận nhanh chóng về gói kích thích mới. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi trong cuộc họp báo hàng tuần của bà vào cuối ngày 15/1, sẽ dự kiến về thời điểm chuyển bài báo luận tội lên Thượng viện.
Cắt giảm việc mua trái phiếu
Ông Jerome Powell, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, đã đề cập đến vấn đề giảm bớt việc mua tài sản, và khẳng định "bây giờ không phải là lúc" để tổ chức cuộc thảo luận. Ông nói rõ rằng, ngân hàng đã học thấm đòn từ cơn khủng hoảng tài chính năm 2013, và cho biết các nhà hoạch định chính sách sẽ đưa ra nhiều thông báo về bất kỳ động thái nào, để cắt giảm việc mua trái phiếu.
Hôm 15/1, một số quan chức của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã cảnh báo về những thiệt hại mà đại dịch đã gây ra cho các ngân hàng trong khu vực. Tuy nhiên, những thiệt hại này chưa đến mức nặng nề, vì Châu Âu vẫn còn nhận được sự hỗ trợ lớn về chính sách đang được áp dụng.
ECB cảnh báo trong năm 2021 và 2022 có thể chứng kiến một làn sóng phá sản doanh nghiệp, khi sự hỗ trợ của chính phủ bị rút lại.
2 triệu người tử vong do COVID-19
Số người chết trên toàn cầu do đại dịch COVID-19 ghi nhận đến nay đã hơn 2 triệu người. Song, con số này có thể tiếp tục tăng khi tình hình dịch bệnh gần đây trở nên phức tạp do biến chủng "siêu COVID" mới.
Dự báo đến cuối tháng này, số ca tử vong ở Mỹ có thể sẽ lên tới 400.000 người, ông Joe Biden hứa sẽ đẩy nhanh nỗ lực tiêm chủng mà ông gọi là "thất bại thảm hại".
Số ca mắc COVID-19 tại Mỹ tiếp tục tăng, trong đó có 50% số ca mắc mới là do biến thể mới. Ảnh: Internet. |
Tại Đức, Thủ tướng Đức Angela Merkel đang thúc đẩy biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt hơn nữa, với việc lệnh phong tỏa đất nước khi số người chết tăng kỷ lục trong 24 giờ qua.
Ở Châu Á, Trung Quốc tiếp tục ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 mới, và đang phải đối mặt với làn sóng "siêu COVID" xuất hiện gần đây. Hiện, biến chủng virus SAR-CoV-2 đã lây lan sang 9 tỉnh.
Thị trường chứng khoán trượt dốc
Các nhà đầu tư không kỳ vọng nhiều đến những kế hoạch kích thích kinh tế của ông Biden và lời trấn an của ông Jerome Powell, kéo theo thị trường chứng khoán hôm nay sụt giảm.
Qua một đêm, chỉ số MSCI Châu Á Thái Bình Dương giảm 0,5% trong khi chỉ số Topix của Nhật Bản giảm 0,9% khi đóng cửa. Vào lúc 5h50 tại Châu Âu, chỉ số Stoxx 600 đã thấp hơn 0,5% với áp lực giảm giá cổ phiếu năng lượng.
Các hợp đồng tương lai của S&P 500 chỉ ra mức giảm nhẹ khi mở cửa. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm ở mức 1,114%. Giá dầu giảm và vàng tăng giá.
Những sự kiện sắp diễn ra
Dữ liệu về doanh số bán lẻ, PPI và Empire tháng 1 của Hoa Kỳ được công bố vào lúc 8h30. Sau đó là báo cáo của chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) cho tháng 12.
Danh sách những công ty báo cáo doanh thu ngày hôm nay là JPMorgan Chase, Citigroup và Wells Fargo.
Theo tờ Bloomberg, dưới đây là những vấn đề thu hút sự chú ý của công chúng trong 24 giờ qua:
|