Giá dầu tiếp tục tăng khi nguồn cung thiếu
Giá dầu tiếp tục đà tăng trưởng trong phiên giao dịch đầu tuần sau khi Tổ chức các nước sản xuất dầu mỏ (OPEC) họp bàn về việc cắt giảm sản lượng dầu thô.
Một thành viên trong OPEC cho biết, hầu hết những người tham gia cuộc thảo luận trực tuyến vào tối hôm qua đều ủng hộ việc duy trì hạn chế sản xuất ở mức hiện tại trong quý đầu tiên năm 2021.
Dự kiến cắt giảm sản lượng của OPEC khiến giá dầu tăng mạnh. Ảnh: CDN. |
Đi ngược lại với ý kiến trên, Nga đang lên tiếng ủng hộ việc hoãn lại kế hoạch tăng nguồn cung trong năm mới. Song, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Kazakhstan ra sức phản đối.
Tổ chức OPEC cũng cho biết, vào tháng 1/2021, họ sẽ khởi động việc khai thác dầu và nâng sản lượng lên thêm 2 triệu thùng/ngày, chiếm khoảng 2% tổng tiêu thụ toàn cầu sau khi nguồn cung cắt giảm đạt kỷ lục trong năm nay. Tuy nhiên, kế hoạch này có khả năng đẩy thị trường toàn cầu trở lại tình trạng thặng dư và làm suy yếu đà tăng gần đây của giá dầu thô.
Các bộ trưởng OPEC sẽ nhóm họp từ thứ Hai về vấn đề cân bằng cung cầu trong việc khai thác dầu.
Thị trường chuyển biến tích cực
Tháng 11 được xem là tháng kỷ lục đối với chứng khoán toàn cầu khi cuộc đua với vaccine COVID-19 dẫn đường cho hàng loạt cổ phiếu. Theo tờ Bloomberg, trong phiên giao dịch sáng nay, giá cổ phiếu ở châu Á chuyển biến tích cực giữ đà tăng và các nhà đầu tư vẫn tiếp tục theo dõi tiến độ nghiên cứu vaccine COVID-19.
Thị trường dầu cũng được các nhà đầu tư quan tâm. Ghi nhận vào lúc 5h (giờ Việt Nam) ngày 30/11, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ ước tính đã tăng hơn 0,5% lên 45,40 USD/thùng, giá dầu thô Brent ước tính tăng gần 0,3% lên 48,15 USD/thùng.
Thị trường chứng khoán châu Á tăng tích cực. Ảnh: Google. |
Cùng diễn biến của giá dầu, hợp đồng tương lai của Nhật Bản và Hồng Kông giao dịch cao hơn vào ngày thứ Sáu đến nay vẫn giữ nguyên đà tăng trên sàn.
Ghi nhận trong hôm nay, đồng bảng Anh tăng cao hơn vào đầu phiên giao dịch khi các cuộc đàm phán Brexit tiếp tục.
Ngân hàng cho người giàu
Chiến lược gia JPMorgan có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng nhân viên ngân hàng tư nhân phục vụ khách hàng Trung Quốc từ Singapore trong hai năm tới. Theo James Wey, Giám đốc khối Ngân hàng tư nhân Đông Nam Á, ngân hàng Mỹ hiện có nhiều giám đốc đang giữ mối quan hệ phục vụ khách hàng Trung Quốc.
Trong số đó, công ty JPMorgan Chase đang xếp thứ bảy trong số các ngân hàng tư nhân ở châu Á, ngoại trừ Trung Quốc. Thị trường Singapore tiềm năng với nhiều người giàu có sử dụng quỹ, mua tài sản và thành lập văn phòng gia đình. Ông JPMorgan đánh giá: “Chúng tôi nhận thấy những cơ hội đáng kể cho sự thành công trong trung hạn, đặc biệt là ở khu vực ASEAN”.
Vaccine COVID-19 được vận chuyển bằng đường hàng không
Các hãng hàng không đang phải đối mặt với “sứ mệnh của thế kỷ” trong vai trò phân phối hàng tỷ lọ vaccine COVID-19 đến mọi nơi trên toàn cầu.
Các hãng hàng không đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển vaccine COVID-19 đến các quốc gia trên thế giới. Ảnh: Depositphotos |
Hãng hàng không quốc gia Lufthansa, một trong những hãng vận tải hàng hóa lớn nhất thế giới, đang chuẩn bị đầy đủ phương tiện cho nhiệm vụ khổng lồ là vận chuyển hàng triệu liều vaccine COVID-19. Được biết, hãng hàng không đã bắt đầu lên kế hoạch vào tháng 4 với dự đoán về việc vận chuyển các liều vaccine từ các đơn vị sản xuất Pfizer, Moderna và AstraZeneca.
Theo tờ Bloomberg, dưới đây là những vấn đề thu hút sự chú ý của công chúng trong 24 giờ qua:
|