Đến nay, Ấn Độ đã được phát hiện 82 trường hợp bị "cúm cà chua" ở trẻ em dưới 5 tuổi tại bang Kerala. Ca nhiễm đầu tiên được phát hiện vào 6/5.
"Cúm cà chua" là loại bệnh phát ra những vết phồng rộp có hình dạng giống trái cà chua và gây đau đớn. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh khi sử dụng tã lót, chạm vào bề mặt không sạch, đưa đồ vật trực tiếp vào miệng.
Các triệu chứng của căn bệnh này bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, sốt, mất nước, sưng khớp, đau nhức cơ thể và các triệu chứng giống như cúm thông thường.
Bộ Y tế Ấn Độ đã ban hành hướng dẫn xét nghiệm và phòng ngừa cho tất cả các bang, đồng thời kêu gọi các bậc cha mẹ hết sức thận trọng trong việc kiểm tra các triệu chứng của trẻ.
Cúm cà chua cũng có thể là một biến thể mới của bệnh tay chân miệng, bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, bài báo trên Lancet cho biết. Tài liệu này cũng nói thêm rằng cúm cà chua là một căn bệnh tự giới hạn - một căn bệnh có xu hướng tự khỏi mà không cần điều trị - mà không có loại thuốc cụ thể nào.
Cúm cà chua cũng có thể là một biến thể mới của bệnh tay chân miệng, bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, bài báo trên Lancet cho biết. Tài liệu này cũng nói thêm rằng cúm cà chua là một căn bệnh tự khỏi mà không cần điều trị - mà không có loại thuốc cụ thể nào.
Các tác giả của bài báo trên Lancet viết: "Với những điểm tương đồng với bệnh tay chân miệng, nếu sự bùng phát của bệnh cúm cà chua ở trẻ em không được kiểm soát và ngăn chặn, sự lây truyền có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng do lây lan cả ở người lớn".
Ấn Độ đã khuyến cáo mọi người thực hiện các biện pháp phòng ngừa như cách ly các trường hợp nghi nhiễm trong 5-7 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng.
Giải pháp tốt nhất để phòng ngừa là giữ vệ sinh và khử khuẩn các loại nhu yếu phẩm và môi trường xung quanh, cũng như ngăn trẻ bị nhiễm bệnh dùng chung đồ chơi, quần áo, thực phẩm hoặc các vật dụng khác với những trẻ không bị nhiễm bệnh.