Chiến lược gia trưởng đầu tư của Bank of America, Michael Hartnett, đã viết trong một lưu ý cho khách hàng hôm thứ Sáu.
Cảnh báo được đưa ra trước một báo cáo mới của chính phủ Mỹ hôm 12/4 cho thấy giá tiêu dùng đã tăng 8,5% trong tháng 3, tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 12/1981. Đã có những đợt tăng giá kỷ lục so với cùng kỳ năm ngoái trên tất cả mọi thứ, từ xe cộ mới, quần áo nam cho đến đồ ăn trẻ em hay nước sốt salad.
Lạm phát đang ở mức "ngoài tầm kiểm soát" và ông nói thêm: “Lạm phát gây ra các cuộc suy thoái”.
Mặc dù cuộc suy thoái cuối cùng được châm ngòi bởi một đại dịch, nhưng việc tăng trưởng kinh tế thường bị kết thúc bởi Fed khi họ bắt đầu hãm lại để chống lại lạm phát gia tăng.
Các thị trường đang chuẩn bị cho việc Fed tăng lãi suất, với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỷ, để kiểm soát giá cả. Rủi ro là cơ quan này sẽ làm quá tay, khiến nền kinh tế bị kìm hãm trong quá trình này.
Biến động giá theo kiểu 'suy thoái' trên thị trường
Bank of America không cho rằng, suy thoái không hoàn toàn diễn ra ở Hoa Kỳ. Nhưng ngân hàng đang dấy lên bóng ma về sự suy thoái và chỉ ra những tín hiệu suy thoái trên Phố Wall.
Hartnett lưu ý rằng hành động giá trên thị trường tài chính là rất "suy thoái", do sự sụt giảm mạnh đối với nhà cửa vốn nhạy cảm về kinh tế, các nhà sản xuất chất bán dẫn, vốn hóa nhỏ, bán lẻ và cổ phần tư nhân.
Dự báo tăng trưởng toàn cầu giảm xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 4 trong số các nhà quản lý quỹ đầu tư do Bank of America khảo sát, theo một báo cáo riêng được công bố hôm thứ Hai.
Cuộc khảo sát đó cũng cho thấy kỳ vọng lợi nhuận của các nhà đầu tư đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020, đóng cửa ở mức được thấy trong cuộc khủng hoảng năm 2008 của Lehman Brothers và vụ nổ bong bóng dot-com năm 2001.
Tuần trước, Deutsche Bank đã trở thành ngân hàng lớn đầu tiên dự báo về một cuộc suy thoái. Ngân hàng kỳ vọng Fed sẽ đẩy nền kinh tế vào một đợt suy thoái "nhẹ" bắt đầu vào cuối năm 2023.
Hạ nhiệt thị trường việc làm
Nhưng những người khác cho rằng Fed có thể kiềm chế lạm phát mà không gây ra suy thoái.
Để kiểm soát lạm phát, Goldman Sachs cho biết trong một báo cáo tối thứ Hai rằng tăng trưởng kinh tế phải giảm xuống với "tốc độ khiêm tốn dưới xu hướng - đủ để thuyết phục các công ty từ bỏ một số kế hoạch mở rộng của họ, nhưng không quá nhiều để kích hoạt các đợt cắt giảm mạnh về sản lượng và việc làm hiện tại".
Khi nhu cầu lao động giảm đáng kể, xu hướng suy thoái sẽ kéo theo. Goldman Sachs cho biết chưa bao giờ tỷ lệ thất nghiệp tăng hơn 0,35% trên cơ sở trung bình ba tháng mà không liên quan đến suy thoái kinh tế.
Mặc dù thị trường việc làm quá nóng đã "làm tăng nguy cơ suy thoái một cách có ý nghĩa", ngân hàng hiện không dự báo về một cuộc suy thoái ở Hoa Kỳ.
Goldman Sachs cho biết sự lạc quan tương đối của họ dựa trên bảng cân đối kế toán mạnh mẽ của các doanh nghiệp và gia đình. Họ tin rằng việc hạ nhiệt thị trường việc làm sẽ dễ dàng hơn nhờ quá trình bình thường hóa hậu COVID-19 với nhu cầu cao hơn về lao động.
(Nguồn: CNN)