• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bầu cử tổng thống Mỹ 2020: Nếu Trump không thừa nhận thua cuộc, chuyện gì sẽ xảy ra?

Theo quỹ đạo hiện nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang hướng tới một thất bại lớn vào...

Tờ The Economist cho rằng có gần 99% cơ hội Joe Biden sẽ giành được nhiều phiếu phổ thông hơn và khoảng 90% cơ hội rằng giành được nhiều phiếu đại cử tri hơn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Trump không thừa nhận thất bại?

Đó là một kịch bản ác mộng đối với nền dân chủ của nước Mỹ, theo đó có thể khiến cuộc tranh cãi năm 2000 về số phiếu chưa được kiểm ở bang Florida giống như một cuộc tranh cãi ở trường tiểu học. Trump đã đặt nền tảng để tranh luận về kết quả bầu cử với những tuyên bố liên tục rằng “bỏ phiếu qua đường bưu điện” sẽ dẫn đến gian lận bầu cử quy mô lớn và một cuộc bầu cử 2020 sai phạm”. 

Điều gì sẽ xảy ra nếu Trump không thừa nhận thất bại?
Điều gì sẽ xảy ra nếu Trump không thừa nhận thất bại?

Các quan chức bầu cử cho rằng những quan ngại như vậy là “vô lý” và “sai lầm”. Tuy nhiên, chúng sẽ được sử dụng như một cái cớ để đảng Cộng hòa thanh lọc danh sách cử tri đăng ký đi bầu, hạn chế các phiếu bầu qua đường bưu điện, đóng cửa các khu vực bỏ phiếu ở các khu vực thiểu số và thách thức bỏ phiếu trực tiếp bởi các nhóm thiểu số.

Họ sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để giành chiến thắng. Tuy nhiên, người ta vẫn tỏ ra hoài nghi về mọi điều Trump làm sẽ dẫn đến một chiến thắng về phổ thông đầu phiếu bởi ông đã từng mất gần 3 triệu phiếu bầu trong năm 2016 và có thể sẽ mất nhiều hơn trong năm nay. Nhưng điều đó sẽ chẳng quan trọng nếu trong đêm bầu cử, ông rút ngắn khoảng cách để giành thắng lợi về số phiếu đại cử tri.

Mới đây, Transition Integrity Project, một nhóm phi đảng phái do Rosa Brooks của Trường Luật Georgetown và Nils Gilman của Viện Berggruen đồng sáng lập, đã tổ chức một phiên thảo luận để xem điều gì sẽ xảy ra trong những hoàn cảnh đó. Kịch bản được đưa ra dự đoán một chiến thắng sít sao của Biden nhờ số phiếu đại cử tri: 278 phiếu so với 260 của Trump.

Những người tham gia phiên thảo luận trên đã đóng các vai trò trong chiến dịch của Trump, chiến dịch của Biden, các quan chức được bầu của đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, giới truyền thông và những nhân vật chủ chốt khác để xem sẽ xảy ra tiếp theo.

Và nhóm của Trump đã không thừa nhận thất bại. Thay vào đó, họ đã lao vào làm không ngừng nghỉ để tận dụng mọi quyền lực theo ý họ nhằm giành được 10 phiếu đại cử tri hòng thay đổi kết quả bầu cử. Họ đã tập trung sự chú ý vào 3 trong số các bang dao động mà Biden giành thắng lợi theo kịch bản đưa ra – Michigan, Wisconsin và Pennsylvania - bởi vì ở cả 3 bang này, đảng Cộng hòa kiểm soát cả hai viện của cơ quan lập pháp.

Thông thường, thống đốc bang xác nhận kết quả bầu cử, và ở cả 3 bang trên, thống đốc là người của đảng Dân chủ. Nhưng không có gì ngăn cản Quốc hội tiến hành công nhận một kết quả bầu cử khác. Điều tương tự đã từng xảy ra trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1876: ứng cử viên đảng Dân chủ Samuel J. Tilden đang dẫn đầu trong Ngày bầu cử về cả số phiếu phổ thông và phiếu đại cử tri, nhưng kết quả đã gây tranh cãi ở cả 3 bang.

Quốc hội đã chỉ định một ủy ban để phân xử tranh chấp, và họ đã bỏ phiếu dựa trên các nguyên tắc đảng phái để trao cả 3 bang cho ứng cử viên đảng Cộng hòa Rutherford B. Hayes. Điều đó đã mang lại cho Hayes một đa số phiếu đại cử tri là 185 so với 184 của đối thủ và cùng với đó là chức tổng thống.

Trong kịch bản của phiên thảo luận, không có ủy ban Quốc hội. Thay vào đó, đảng Cộng hòa đã “oanh tạc” giới truyền thông với những cáo buộc về gian lận bầu cử và khẳng định rằng Trump đã bị lừa. Đảng Cộng hòa đã đệ đơn kiện để ngăn chặn việc công nhận kết quả.

Trump đang tỏ ra yếu thế trước Biden trong cuộc đua vào vị trị ông chủ Nhà trắng nhiệm kỳ tới.
Trump đang tỏ ra yếu thế trước Biden trong cuộc đua vào vị trị ông chủ Nhà trắng nhiệm kỳ tới.

Bộ trưởng Tư pháp William P. Barr, người ngoài đời thực từng đưa ra những cáo buộc nghiêm trọng về gian lận phiếu bầu qua đường bưu điện, đã ủng hộ nỗ lực trên trong kịch bản bằng cách tuyên bố đã phát hiện các âm mưu của tình báo Trung Quốc, những phần tử khủng bố Antifa và những kẻ thù khác phá hoại cuộc bầu cử.

Mục đích là để ngăn chặn các thủ tục tố tụng tại các tòa án, ban đầu ở cấp bang, và nhanh chóng buộc Tòa án Tối cao do đảng Cộng hòa chi phối can thiệp.

Cùng lúc đó, sự hỗn loạn hoành hành trên các đường phố, các nhà hoạt động ủng hộ và chống Trump vận động các cuộc biểu tình lớn và bạo lực bùng phát. Đảng Dân chủ tin rằng các cuộc biểu tình rầm rộ có thể buộc chính phủ phải tôn trọng kết quả bầu cử.

Tuy nhiên, nhóm của Trump dự đoán rằng sự hỗn loạn như vậy sẽ giúp thuyết phục Tòa án Tối cao can thiệp để chấm dứt tranh cãi. Năm 2000, thậm chí 2 trong số các thẩm phán bảo thủ ôn hòa nhất - Sandra Day O’Connor và Anthony M. Kennedy - đã bỏ phiếu để kết thúc cuộc kiểm lại phiếu ở bang Florida và trao chiến thắng cho George W. Bush.

Vậy liệu có thể tin tưởng vào việc Chánh án Tòa án Tối cao John G. Roberts Jr. có tự bỏ phiếu cho “đội nhà” hay không? Nguy cơ về một kết quả phi dân chủ chỉ tăng lên trong các kịch bản khác. Chẳng hạn, điều gì sẽ xảy ra nếu không có người chiến thắng dứt khoát trong đêm bầu cử, khi Biden dẫn trước sít sao về số phiếu đại cử tri, nhưng các bang Michigan, Bắc Carolina và Florida vẫn chưa thể quyết định ai sẽ giành chiến thắng?

Những người tham gia phiên thảo luận giả định đã kết luận rằng kết quả sẽ là “một cuộc nội chiến trên đường phố”. Không thể xóa bỏ những mối lo ngại thái quá như vậy khi mà có rất nhiều điều dường như rất xa vời đã xảy ra trong 4 năm qua. Trump sẽ không dừng lại để tránh sự kỳ thị của việc bị coi là “kẻ thua cuộc”.

Nếu Biden không thể giành chiến thắng với tỷ lệ phiếu đại cử tri không gây tranh cãi, thì nền dân chủ của nước Mỹ nhiều khả năng sẽ gặp nguy hiểm hơn bao giờ hết. Giờ đây, cần bắt đầu suy nghĩ về phương cách xử lý một cuộc khủng hoảng bầu cử như vậy.

(Nguồn: TTXVN/Washington Post)

CHẤN HƯNG (t/h)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật