• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Biến thể phụ của Omicron được đặt biệt danh là "Nhân Mã"

BA.2.75 hiện được các nhà khoa học đặt biệt danh là Centaurus - Nhân Mã.

Biến chủng Omicron BA.2.75 hiện được các nhà khoa học đặt biệt danh là Centaurus - Nhân Mã. Theo tiến sĩ, bác sĩ Lê Kiến Ngãi, khoa Dự phòng và Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian vừa qua, các nhà khoa học bắt đầu phát hiện ra các biến chủng mới của SARS-CoV-2.

Các nhà khoa học bắt đầu đặt biệt danh cho biến chủng của SARS-CoV-2 theo những tính chất của từng loại. Lúc này, các biến chủng được đặt một số biệt danh như “Biến chủng đáng quan tâm” (Variant of interest - VOI), “Biến chủng đáng lo lắng” (Variant of concern - VOC), “Biến thể có hậu quả nghiêm trọng” (Variant of High Consequence - VOHC)…

Biến thể phụ của Omicron được đặt biệt danh là

Đã có thời điểm các nhà khoa học đặt tên biến chủng của SARS-CoV-2 theo địa điểm lần đầu nó xuất hiện, như biến chủng Kent (một hạt ở Đông Nam nước Anh), biến chủng Nam Phi, biến chủng Ấn Độ, biến chủng Brazil… Đến năm 2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nỗ lực thay đổi cách đặt tên này. Tên các biến chủng của SARS-CoV-2 sẽ được đặt theo bảng chữ cái Hy Lạp, nhằm hạn chế tình trạng phân biệt chủng tộc và bài ngoại.

Từ đây, “Biến chủng Kent” được đặt tên lại là “Biến chủng Alpha”; “Biến chủng Nam Phi” được gọi lại là “Biến chủng Beta”; “Biến chủng Ấn Độ” có tên mới là “Biến chủng Delta” hay “Biến chủng Brazil” trở thành “Biến chủng Gamma”...

Ngày 22/11/2021, tại một phòng xét nghiệm ở Botswana (Nam Phi), xuất hiện thêm biến chủng Omicron. Đến nay, biến chủng này đã thống trị ở hầu hết quốc gia trên thế giới. Một trong số đó được giới chuyên môn đặt tên là BA.2.75. Mặt khác, trên các trang mạng xã hội, biến thể phụ BA.2.75 được đặt biệt danh là Centaurus (Nhân Mã).

Việc đặt tên này làm cho nhiều người lo lắng, do nghĩ rằng có thể một biến chủng mới tương tự Alpha, Beta, Delta đã xuất hiện.

Các chuyên gia cho biết biến thể phụ này lần đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ vào tháng 5 và được đánh giá có khả năng lây lan nhanh hơn các biến thể phụ Omicron khác. Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn chưa chỉ định BA.2.75 là biến thể phụ đáng quan tâm theo đúng nghĩa của nó.

Mặt khác, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC) đã chỉ định BA.2.75 là một “biến thể đang được theo dõi” vào ngày 7/7, vì nó được phát hiện ở các nước Châu Âu, bao gồm cả Vương quốc Anh và Đức.

Các chuyên gia nhận định BA.2.75 có cấu trúc đột biến rất độc đáo nhờ virus đột biến thành hàng trăm, thậm chí hàng nghìn chủng cạnh tranh. Những đột biến này có thể khiến giới khoa học phải cảnh giác cao độ.

Các nhà nghiên cứu cho rằng về cơ bản 3 chủng trên đều chia sẻ cùng một loại protein gai. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở bên ngoài protein gai, giống BA.2.75 và các chủng khác.

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật