• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Các loại vắc-xin ngừa Covid-19 đang lưu hành đạt hiệu quả trong tiêm chủng

Một nghiên cứu quy mô lớn với những người được chủng ngừa bằng chế phẩm của Pfizer ở...

Ngày  25/3, hãng dược AstraZeneca cho biết, vắc-xin của họ đạt hiệu quả 76% trong việc ngăn ngừa Covid-19 có triệu chứng. Vắc-xin AstraZeneca đạt hiệu quả 100% đối với các dạng bệnh nghiêm trọng hoặc nguy kịch, và cho hiệu quả 85% ở người già từ 65 tuổi trở lên.

Theo trang Business Insider, việc triển khai tiêm chủng thực tế tại Mỹ đang bắt đầu làm sáng tỏ hơn hiệu quả của các vắc-xin bên ngoài môi trường thử nghiệm và khi đối mặt với các biến thể SARS-CoV-2 mới xuất hiện.

Các loại vắc-xin ngừa Covid-19 đang lưu hành đạt hiệu quả trong tiêm chủng

Ngày 17/5, Tiến sĩ Anthony Fauci, Trưởng cố vấn y tế cho chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhấn mạnh: "Như chúng ta đã biết, hiệu quả của dược phẩm trong đời thực thường không tốt như lúc thử nghiệm lâm sàng. Nhưng với vắc-xin Covid-19 thì ngược lại. Chúng đạt hiệu quả tương đương, nếu không muốn nói là tốt hơn so với khi thử nghiệm".

Theo báo cáo mới từ Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), cả hai loại vắc-xin Pfizer/BioNTech và Moderna đã làm giảm hơn 94% nguy cơ mắc Covid-19 ở 500.000 nhân viên y tế tuyến đầu đã được tiêm đủ hai liều.

Một nghiên cứu phân tích vắc-xin Pfizer/BioNTech đối với các ca mắc, nhập viện và tử vong vì dịch ở Israel sau khi Chính phủ Do Thái cho triển khai tiêm chủng toàn quốc từ ngày 20/12/2020. Chiến dịch bắt đầu vào khoảng thời gian bùng nổ số ca mắc mới ở Israel, vốn dẫn đến việc phong tỏa toàn quốc vào ngày 27/12 năm ngoái. Đợt phong tỏa bổ sung được thực hiện vào ngày 8/1 năm nay. Quốc gia Trung Đông này bắt đầu mở cửa trở lại theo từng giai đoạn vào ngày 7/2 và ngày 21/2 trước khi dỡ bỏ hoàn toàn sắc lệnh phong tỏa vào ngày 7/3.

Số ca nhiễm trong ngày sụt giảm khi việc tiêm chủng trở nên phổ biến, đặc biệt giảm tới 95,8% ở những nhóm người đã được tiêm đủ 2 mũi vắc-xin

Nghiên cứu từ tháng 2 đến tháng 4 tại Trung tâm y tế Mayo (Mỹ) hé lộ, loại vắc-xin một liều này đạt 76% hiệu quả trong ngăn ngừa mọi dạng lây nhiễm SARS-CoV-2, cao hơn mức 74% ghi nhận trong thử nghiệm lâm sàng.

Khi các biến thể virus bắt đầu lây lan diện rộng vào tháng 12 năm ngoái, một số nhà khoa học từng lo ngại vắc-xin của Pfizer và Moderna sẽ ngưng phát huy hiệu quả như vào mùa hè và mùa thu. Tuy nhiên thử nghiệm giai đoạn cuối của vắc-xin J&J diễn ra muộn hơn, từ tháng 9/2020 - 1/2021. bao gồm các ca mắc B.1.351, biến thể được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi.  Ở nghiên cứu quy mô lớn với những người được chủng ngừa bằng chế phẩm của Pfizer ở Israel cho thấy, các biến thể mới không làm giảm hiệu quả của vắc-xin.

Những người ở Qatar đã được tiêm đầy đủ vắc-xin Pfizer có nguy cơ mắc bệnh do B.1.351 gây ra thấp hơn 75% so với những người không được chủng ngừa. Họ cũng giảm khoảng 90% nguy cơ mắc bệnh do biến thể B.1.1.7 hơn.

Các vắc-xin ngừa Covid-19 thường gây ra những phản ứng phụ dạng nhẹ, tồn tại trong thời gian ngắn cả ở trong và ngoài thử nghiệm lâm sàng nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, tác dụng phụ bất lợi của vắc-xin Pfizer thực tế có thể ít phổ biến hơn.

Đối với vắc-xin J&J, tính đến tuần trước, CDC xác định được 28 ca mắc hội chứng giảm tiểu cầu, một sự kết hợp hiếm gặp giữa các cục máu đông với số lượng tiểu cầu thấp, trong tổng số 8,7 triệu người đã chủng ngừa. Dữ liệu tương đương tỷ lệ xuất hiện tác dụng phụ nặng sau khi tiêm vắc-xin cực thấp, chỉ nhỉnh hơn 0,0003%. Nhà chức trách Mỹ khuyến khích tiếp tục sử dụng vắc-xin J&J, vì lợi ích đem lại lớn hơn nhiều so với rủi ro.

CDC tuyên bố, các loại vắc-xin đang lưu hành đã chứng minh hiệu quả đến mức những người Mỹ đã tiêm phòng đầy đủ có thể tham gia vào bất kỳ loại hoạt động nào. 

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật