Thương vụ TikTok là tín hiệu mới nhất về sự thay đổi trong giao dịch giữa Mỹ và Trung Quốc: thay vì mua lại lẫn nhau, các công ty có thể sớm tìm cách bán cổ phần xuyên biên giới của họ.
Công ty nghiên cứu và tư vấn Rhodium Group cho biết trong một báo cáo hôm thứ Năm: Trong bối cảnh cú sốc của đại dịch COVID-19 và căng thẳng Mỹ-Trung leo thang trong nửa đầu năm nay, tổng giá trị của các thương vụ đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư mạo hiểm giữa hai nước đã giảm xuống mức thấp nhất gần 9 năm.
Nghiên cứu cho biết 10,9 tỷ USD giao dịch trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6 là mức thấp nhất kể từ nửa cuối năm 2011.
Sự sụt giảm tiếp tục là xu hướng trong ba năm qua, làm đảo ngược hàng loạt các vụ mua bán và sáp nhập của các tập đoàn Trung Quốc tại Mỹ, bao gồm các giao dịch mua như Waldorf Astoria ở New York.
Một biểu tượng của TikTok tại trung tâm mua sắm The Place, Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Getty. |
Theo CNBC, cả hai quốc gia đều có một phần đóng góp trong sự phát triển này. Chính phủ Trung Quốc đã tìm cách hạn chế dòng vốn chảy ra ngoài, trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump - người đang tìm cách tái đắc cử trong cuộc bầu cử vào tháng 11 này - đã tăng cường giám sát việc Trung Quốc mua tài sản của Mỹ.
Theo phân tích của Rhodium, tổng số vụ thoái vốn của Trung Quốc được công bố tại Mỹ đã lên tới 76 tỷ USD trong 20 năm qua, với phần lớn diễn ra trong 2 năm qua.
Vụ việc nổi tiếng mới nhất đang diễn ra liên quan đến ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh, công ty đã mua lại ứng dụng video ngắn Musical.ly vào cuối năm 2017. ByteDance sau đó đã hợp nhất những người dùng của công ty khởi nghiệp này vào một ứng dụng có tên là TikTok bùng nổ trên toàn thế giới.
Viện dẫn lo ngại về bảo mật dữ liệu, Tổng thống Trump đã ban hành một lệnh hành pháp vào tháng 8 yêu cầu ByteDance thoái lui hoạt động của mình ở Mỹ.
Xu hướng có thể kéo dài sau bầu cử Mỹ
Có thể sẽ có nhiều áp lực chính trị hơn đối với các bên liên quan của Trung Quốc trong việc bán tháo cho các doanh nghiệp Mỹ.
Báo cáo của Rhodium lưu ý rằng Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) đang tăng cường giám sát các khoản đầu tư của Trung Quốc vào nước này để bao gồm việc xem xét hồi tố các giao dịch không được đệ trình một cách tự nguyện.
Và các công ty không hề mong muốn theo đuổi các giao dịch xuyên biên giới trong nửa đầu năm nay.
Các tác giả của báo cáo viết: “Dòng chảy đầu tư khó có khả năng phục hồi trong (nửa sau) bởi những quan ngại mang tính hệ thống và liên quan đến chính trường bầu cử Mỹ”.
Mặc dù họ dự đoán một số áp lực sẽ giảm bớt sau cuộc bầu cử, nhưng “những lo ngại có hệ thống thúc đẩy sự thận trọng đối với đầu tư của Trung Quốc vào công nghệ cao, cơ sở hạ tầng quan trọng và tài sản dữ liệu cá nhân sẽ không giảm bớt. Các chuyên gia cho biết: “Chiến dịch ‘lưu hành nội bộ’mới của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh sẽ ít tương tác hai chiều hơn với thế giới, đặc biệt là với Mỹ,”.
Một số công ty sẽ vẫn chọn Trung Quốc
Các nhà chức trách Trung Quốc cũng đang tăng cường giám sát các dòng chảy đầu tư vào trong nước , theo một báo cáo riêng do Rhodium Group đồng công bố trong tuần rồi.
Đánh giá hàng quý về tiến độ cải cách kinh tế của Trung Quốc mang tên “The China Dashboard” được phát hành bởi Viện Chính sách Xã hội Châu Á và Rhodium.
Các nhà phân tích cho biết trong báo cáo rằng các cơ quan quản lý đã “nhắm mục tiêu một cách không cân xứng đến các công ty nước ngoài trong các cuộc đánh giá sáp nhập của họ” trong ba tháng đầu năm nay.
Các hiệp hội doanh nghiệp Mỹ và châu Âu cũng lưu ý rằng các thành viên nhìn chung vẫn quan tâm đến việc ở lại Trung Quốc để tiếp cận thị trường nội địa rộng lớn.
Báo cáo của Rhodium về các dòng chảy xuyên biên giới chỉ ra rằng lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm của Trung Quốc đã trở thành một ngành công nghiệp phổ biến mới đối với đầu tư của Mỹ trong năm nay và nhiều giao dịch quan trọng của Mỹ đối với các công ty Trung Quốc trong các ngành như tài chính và năng lượng vẫn đang được thực hiện.
Báo cáo cho biết: “Đặc biệt, vốn đầu tư từ các công trình xây dựng đang diễn ra trong vài năm tới, do đó, sự sụt giảm nhanh chóng như chúng ta đã thấy ở hướng khác khó có thể xảy ra đối với FDI của Mỹ vào Trung Quốc”.