Vào ngày 4/6, ông đã lập kỷ lục khi trở thành người lớn tuổi nhất nhất thế giới một mình vượt Thái Bình Dương. Horie đến vùng biển ngoài khơi bán đảo Kii ở phía Tây Nhật Bản lúc 2h39 sáng theo giờ địa phương, sau hơn hai tháng vượt qua vùng biển lớn nhất thế giới.
"Đừng để ước mơ của bạn chỉ là ước mơ. Hãy có mục tiêu và nỗ lực để đạt được điều này và một cuộc sống tươi đẹp đang chờ đợi phía trước", Horie nói với CNN qua điện thoại vệ tinh khi ông đi từ đảo Shikoku đến Wakayama, chặng cuối cùng của hành trình.
Horie ra khơi trên chiếc thuyền buồm nặng 990 kg (2.182 lb) và dài 5,8 m (19 foot) - Suntory Mermaid III - từ San Francisco, California, vào ngày 27/3.
Horie cho biết một số đoạn của cuộc hành trình đầy thử thách nhưng ông đã kiểm tra với gia đình của mình mỗi ngày bằng cách gọi cho họ trên điện thoại vệ tinh của mình. "Nếu tôi không gọi ít nhất một lần mỗi ngày, họ sẽ lo lắng", ông nói thêm.
Horie không ghé cảng nào trong suốt chuyến đi của mình và được phát hiện rời đảo Oahu của Hawaii vào ngày 16/4. Ông đến Cape Hinomisaki ở phía Tây Nhật Bản vào ngày 4/6.
Thủy thủ này sẽ tham dự một buổi lễ cập bến tại thành phố Nishinomiya thuộc tỉnh Hyogo sau khi Suntory Mermaid III được kéo về cảng quê hương, Cảng Du thuyền Shin Nishinomiya.
'Con thuyền nổi tiếng nhất Nhật Bản'
Đây không phải là lần đầu tiên Horie thực hiện một "chuyến du ngoạn Thái Bình Dương hoành tráng".
23 tuổi, khi là nhân viên bán phụ tùng ô tô, ông trở thành người đầu tiên trong lịch sử thực hiện thành công chuyến hành trình xuyên Thái Bình Dương - từ Nhật Bản đến California, theo Cơ quan Công viên Quốc gia Hoa Kỳ.
"Tôi tự tin rằng mình sẽ làm được - tôi chỉ muốn thực hiện thử thách", Horie nói và cho biết thêm, đôi khi ông cảm thấy lo lắng trong những cơn bão trên biển vì ông chỉ có một chiếc radio và không có GPS vào thời điểm đó.
Horie nói với CNN rằng ông không có bất kỳ thông quan chính thức nào trước khi ra khơi từ cảng Nishinomiya vào ngày 12/5/1962. Ông đã đi xuyên đại dương trong 94 ngày trên chiếc thuyền ván ép dài 5,8 m của mình, tên là Nàng tiên cá. Sau khi sống sót nhờ gạo và thực phẩm đóng hộp, ông đi thuyền qua Cầu Cổng Vàng của San Francisco mà không thông báo trước và không có hộ chiếu hay tiền bạc.
Horie nhớ lại đã vui vẻ mời những người Mỹ đến gặp anh rượu sake và bia mà anh đã mang theo khi qua Thái Bình Dương.
Mặc dù Horie không có giấy tờ chính thức, ông nói rằng Thị trưởng lúc bấy giờ của San Francisco là George Christopher đã cấp thị thực cho ông.
Vào thời điểm đó, các khoản quyên góp đã đổ vào để hỗ trợ Horie và ông được giới truyền thông chú ý đến mức các cuộc phỏng vấn với ông chỉ giới hạn trong 20 phút mỗi lần, Gadsden Times đưa tin.
Thủy thủ sinh thái
Kể từ chuyến đi đầu tiên đầy xúc động đó, người thủy thủ dũng cảm đã vượt Thái Bình Dương trên những con tàu thân thiện với môi trường, bao gồm mọi thứ từ chiếc chạy bằng tấm năng lượng mặt trời hay làm từ lon nhôm và chai nhựa.
Năm 1999, ông đi thuyền từ San Francisco đến Nhật Bản trên một con tàu làm từ thùng bia.
Horie đã dành nhiều thập kỷ qua để chia sẻ ý tưởng rằng biển là "nguồn sống không thể thay thế của Trái đất" nhưng ông không xác định là một nhà hoạt động môi trường. "Tôi chỉ đang làm những việc của mình với tư cách là một thành viên của xã hội", Horie nói.
Horie, người trước đây đã nói rằng ông muốn tiếp tục chèo thuyền cho đến khi 100 tuổi, không bao giờ ngờ rằng ông sẽ thực hiện một chuyến hành trình một mình, không nghỉ qua Thái Bình Dương sáu thập kỷ sau khi thực hiện chuyến đi đầu tiên của mình.
"Tôi không nghĩ mình sẽ chèo thuyền ở tuổi 83 nhưng tôi vẫn khỏe mạnh và tôi không muốn bỏ lỡ cơ hội này", ông nói. "Những thử thách rất thú vị nên tôi muốn tiếp tục cố gắng".
Còn về Nàng tiên cá - con thuyền đầu tiên đưa ông đến Mỹ - được lưu giữ tại Bảo tàng Hàng hải Quốc gia ở California.
Một chiếc đĩa do Horie tặng, thể hiện yêu cầu của ông ấy có nội dung: "Hãy nhớ lại một khoảnh khắc ngắn, nếu bạn muốn, hành động của một thanh niên Nhật Bản, người yêu du thuyền và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ".