• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đằng sau việc Trung Quốc mở rộng kho vũ khí hạt nhân

Trung Quốc mới đây đã tiến hành xây hàng loạt hầm chứa tên lửa mới. Hiện ngày càng có...

Liệu đó là động thái củng cố khả năng chống chịu của kho vũ khí Trung Quốc, hay là biện pháp phản ứng gấp rút trước đợt tấn công hạt nhân đầu tiên? Đây thực sự là câu hỏi khó trả lời.

Rất có thể Trung Quốc muốn kết hợp cả hai mục đích kể trên. Năng lực của hầm chứa tên lửa được cho là sẽ giúp tăng khả năng sống sót cho kho vũ khí nhỏ của Trung Quốc, và là điều cần thiết đối với nỗ lực hiện đại hoá hạt nhân của Bắc Kinh.

Chắc chắn, Washingon đã sử dụng nó làm lý lẽ cho hành động theo đuổi chương trình hạt nhân của mình. Bắc Kinh thì lại có những động cơ khác - chính sách Không sử dụng lần đầu (NFU), trong đó cho phép phát triển những lực lượng có khả năng sống sót cao, phòng trường hợp Trung Quốc phải lần đầu hứng chịu một cuộc tấn công hạt nhân trước khi đưa ra hành động đáp trả.

3649338_0_290_4500_2724_1000x541_80_0_0_689a7383b920f80fd68f3f2124ab823c.jpg
Ảnh minh họa.

Hiện tồn tại một mối quan hệ tương phản giữa quy mô của kho vũ khí hạt nhân và khả năng chống chịu của nó. Nói cách khác, nếu kho vũ khí càng nhỏ thì khả năng sống sót của nó càng cao. Trung Quốc được cho là đang sở hữu hơn 200 đầu đạn hạt nhân, dự kiến con số này sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ tới.

Hơn nữa, những tiến bộ trong năng lực hạt nhân của Trung Quốc đang cản trở và hạn chế sự can thiệp của Mỹ trong vấn đề Đài Loan và Biển Hoa Nam (Biển Đông). Hệ quả là năng lực của hầm chứa tên lửa sẽ giúp cải thiện khả năng ứng phó của Bắc Kinh trước đối thủ Washington.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang hướng tới Kế hoạch phóng tên lửa khi bị tấn công (LUA) nhằm ngăn chặn cuộc tấn công từ Mỹ. Điều này sẽ khiến bất kỳ đợt tấn công hạt nhân đầu tiên nào nhắm vào Trung Quốc gặp nhiều rắc rối hơn.

Vậy những hầm chứa tên lửa mới của Trung Quốc nằm ở đâu?

Chúng được cho là thuộc khu vực Cát Lan Thái, miền Bắc nước này, trực thuộc quyền kiểm soát của Lực lượng Tên lửa Vũ trang Giải phóng Nhân dân (PLARF). Đây cũng là trạm phóng thử tên lửa lớn nhất của PLARF.

tridentd5845715488997719862263_422020.jpg
Ảnh minh họa.

Bất chấp thực tế Trung Quốc đang đẩy mạnh phát triển hầm chứa tên lửa phục vụ các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), bằng cách sao chép chiến lược bố trí tên lửa hạt nhân của Mỹ và Nga, những nỗ lực của Bắc Kinh chỉ giúp tạo ra được một phần rất nhỏ các tên lửa được đặt trong hầm chứa so với số lượng mà hai nước trên xây dựng.

Lực lượng Không quân Mỹ (USAF) đang quản lý 450 hầm chứa, trong đó có 400 hầm chứa ICBM. Về phần mình, Nga chỉ vận hành 130 hầm chứa. Trong khi đó, Trung Quốc có 16 hầm chứa thuộc dàn vũ khí tối tân, gồm cả các ICBM DF-41 sử dụng nhiên liệu rắn.

Loạt tên lửa này mới được Trung Quốc phát triển nhằm bổ sung cho khoảng 18 hầm chứa ICBM DF-5 sử dụng nhiên liệu lỏng trước đó. Các tên lửa DF-5 cồng kềnh và khó vận hành hơn, trong bối cảnh yếu tố thời gian cần được ưu tiên hàng đầu.

Điều này giải thích vì sao việc xây dựng DF-41 có thể hỗ trợ LUA nhanh chóng hơn và nhắm được đến các mục tiêu trên phần lớn lục địa Mỹ và Alaska.

Kế hoạch hiện đại hóa hạt nhân lúc này của Trung Quốc đang khiến các đối thủ gặp nhiều thách thức hơn, trong đó năng lực của DF-41 đóng vai trò then chốt đối với khâu đánh chặn. Mặc dù chúng vẫn gắn với mục tiêu đảm bảo khả năng trụ vững của lực lượng hạt nhân Trung Quốc, song các tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) và tầm trung (IRBM) dường như sẽ trở thành trụ cột trong chiến lược hạt nhân của nước này.

_100953123_6b62bcb1-75df-4768-93b6-206a536e24b3.jpg
Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang có ý định trang bị các SRBM và IRBM theo cách truyền thống. Các tên lửa đạn đạo truyền thống của nước này cũng có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo khả năng phòng ngự của kho vũ khí hạt nhân nhỏ, trước các đối thủ Mỹ và Nga.

Để bổ sung nỗ lực nói trên, Trung Quốc đang tăng cường phối hợp tên lửa đạn đạo truyền thống với năng lực trang bị hạt nhân. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch tương tự với loạt tên lửa DF-41. Việc kết hợp giữa lực lượng hạt nhân và lực lượng truyền thống sẽ là thách thức với bất kỳ đối thủ hạt nhân nào của nước này.

Từ góc độ của Trung Quốc, điều này sẽ gây cảm giác bất an cho đối thủ qua việc tạo ra sự nghi ngờ và cảnh giác, qua đó ngăn các đối thủ tấn công hạt nhân lần đầu. Hơn nữa, nó sẽ hạn chế việc các kẻ thù xác định chính xác thông tin về lực lượng hạt nhân và vũ trang của Trung Quốc.

Trung Quốc đang theo đuổi cách tiếp cận tương đối nhất quá trong việc duy trì kho vũ khí hạt nhân có giới hạn trong suốt chiều dài lịch sử. Trung Quốc đang nỗ lực cân bằng giữa sự phụ thuộc vào các lĩnh vực phi hạt nhân như an ninh mạng, điện tử và vũ trụ nhằm đối phó với sức mạnh từ các đối thủ, vốn sở hữu quy mô lực lượng hạt nhân lớn hơn.

nuclear-4924092_640.jpg
Ảnh minh họa.

Ba lĩnh vực kể trên sẽ cho phép Trung Quốc áp đảo quang phổ điện từ (EMS), trong đó lực lượng hạt nhân của Mỹ, Nga và thậm chí cả Ấn Độ đang phụ thuộc vào để phục vụ quá trình Tình báo, Trinh sát, Giám sát (C4ISR). Đối với lực lượng hạt nhân Ấn Độ, vốn có năng lực và quy mô nhỏ hơn Trung Quốc, các thách thức và cơ hội tiềm tàng là rất ít.

Đầu tiên, kho vũ khí hạt nhân Ấn Độ không những nhỏ hơn của Trung Quốc mà còn có tốc độ phát triển chậm hơn. Xét về ngắn hạn, điều này có lẽ không hẳn là một thách thức, nhưng trong vài năm tới, Ấn Độ sẽ cần cân nhắc đẩy nhanh việc sản xuất các vật liệu lắp ráp để tạo ra một kho vũ khí hạt nhân lớn hơn, mặc dù vẫn chỉ ở mức nhỏ, nhưng cũng gần tương xứng với quy mô hạt nhân của Trung Quốc trong thập kỷ tới.

Thứ hai, khả năng sản xuất vũ khí hạt nhân của Ấn Độ sẽ cần được cải thiện, đặc biệt là về tầm phóng tên lửa cũng như các nền tảng lắp đặt và vận hành. Điều này là đặc biệt cần thiết trong chiến lược đánh chặn tên lửa trên biển.

Cuối cùng, New Delhi vẫn còn nhiều cơ hội phát triển. Ấn Độ có thể sao chép cách tiếp cận của Trung Quốc bằng việc giảm bớt đầu tư về sức mạnh của các vũ khí hạt nhân, thay vào đó kết hợp các lực lượng hạt nhân và lực lượng truyền thống một cách cơ động, tăng cường đầu tư vào năng lực chiến lược phi hạt nhân như Trung Quốc đã làm trong các lĩnh vực an ninh mạng, điện tử và vũ trụ.

(Nguồn: TTX/Eurasia Review)

CHẤN HƯNG

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật