Brooks Brothers là nhãn hàng cung cấp trang phục cho 40 tổng thống Mỹ, làm nên diện mạo của hàng chục nghìn nhân viên ngân hàng phố Wall. Tuy nhiên thời điểm hiện tại, nhà bán lẻ hàng đầu này đã phải xem xét sẽ bán lại cho Authentic Brands Group và SPARC Group với giá 325 triệu USD. Đồng thời đệ đơn xin phá sản vào tháng trước vì không thể chống chọi với những khó khăn do đại dịch.
Hãng bán lẻ này từng có thời điểm đạt doanh thu hơn 991 triệu USD, trong đó có 0% đến từ việc bán hàng trực tuyến. Công ty có hơn 500 cửa hàng trên toàn thế giới với hơn 4.000 nhân viên.
Đại dịch bùng phát, họ không đủ khả năng chi trả chi phí mặt bằng, trong khi doanh số thì sụt giảm. Vào đầu tháng 4, Brooks Brothers đã tiến hành đánh giá 250 cửa hàng ở Bắc Mỹ và quyết định đóng cửa 51 cơ sở.
Tại Anh, Victoria’s Secret đã mất khả năng thanh toán nợ và rơi vào tình trạng để bên thứ ba giám sát hoạt động kinh doanh. Hãng thời trang dành cho phái đẹp này nợ hơn 200 chủ nợ, với số tiền lên tới 466 triệu bảng Anh.
Hãng đã không còn có thể thanh toán các khoản nợ và bị giám sát hoạt động kinh doanh. Có đến 208 chủ nợ đều là các nhà cung cấp, chủ nhà và cơ quan thuế. Thời điểm này, hãng chỉ đủ tiền mặt để trả một phần rất nhỏ trong khoản nợ khổng lồ trị giá hơn nửa tỷ USD. Ngày 20/5, hãng đã phải công bố kế hoạch đóng cửa 250 chi nhánh ở Mỹ và Canada trong năm nay.
Đại diện tập đoàn bán lẻ Ascena cũng đang xem xét các phương án duy trì hoạt động trong bối cảnh doanh số bán hàng thời trang, nhất là thời trang công sở xuống tập đến mức thảm hại.
Hầu hết các tên tuổi lớn như Giorgio Armani, Hermes, LVMH,... cũng đồng loạt đóng đồng loạt cửa hàng trên toàn thế giới cũng như hủy bỏ các buổi biểu diễn thời trang.
Theo dự báo của McKinsey, có đến 1/3 các công ty thời trang trên toàn cầu... sẽ không thể tổn tại sau dịch. Đồng thời, chuỗi cung ứng thời trang thế giới giá trị 2.500 tỷ USD cũng đang có dấu hiệu tan rã.
Giám đốc khách hàng tại Farfetch, Stephanie Phair, Giám đốc khách hàng tại Farfetch, cho rằng, dịch bệnh đã bộc lộ một điểm yếu cơ bản trong hệ thống thời trang truyền thống. Đó chính là cách làm cũ, từ việc định hướng thời trang người tiêu dùng theo mùa mà không quan tâm đến phản hồi của khách. Phần lớn các công ty đã phải lên kế hoạch tái khởi động và thực hiện các thay đổi mang tính bước ngoặt.
Ví dụ như Louis Vuitton đã triển khai sản xuất nước rửa tay và cung cấp miễn phí cho chính quyền Pháp. Hãng đã chỉ thị cho bộ phận nước hoa và mỹ phẩm của mình sẵn sàng chuyển đổi sang sản xuất nước rửa tay.
Các hãng cũng đang nghĩ đến việc chuyển sang hình thức online để iếp cận khác hàng. Vì diễn biến của dịch bệnh trong năm nay, hình thức mua bán trong ngành công nghiệp thời trang đã thay đổi.
Đại dịch đã khiến chuỗi công nghiệp thời trang cao cấp trị giá 2.500 tỷ USD phải thức tỉnh.