Châu Âu đang ở giữa cuộc đối đầu với Nga và điều này có thể khiến giá khí đốt của châu Âu, vốn đã tăng nay có thể tăng cao hơn nữa trước khi mùa Đông bắt đầu.
Brussels đã cáo buộc Moscow "vũ khí hóa" nguồn cung cấp năng lượng để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Moscow vì cuộc chiến tranh ở Ukraina.
Nga tiếp tục nhấn mạnh rằng các lệnh trừng phạt đang gây ra các vấn đề về nguồn cung mà nguyên nhân là do lỗi ở đường ống dẫn khí đốt.
Hôm thứ Sáu, Gazprom đã đình chỉ hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 tới Đức sau khi cho biết họ phát hiện ở bộ phận động cơ trong quá trình bảo trì.
Ông Putin đã cảnh báo rằng các hợp đồng có thể bị hủy bỏ trong trường hợp giá khí đốt bị châu Âu giới hạn.
"Chúng tôi sẽ không cung cấp bất cứ thứ gì nếu nó mâu thuẫn với lợi ích của chúng tôi", ông Putin nói hôm thứ Tư tại một diễn đàn kinh tế ở Vladivostok.
"Chúng tôi sẽ không cung cấp khí đốt, dầu mỏ, than đá, dầu sưởi ấm - chúng tôi sẽ không cung cấp bất cứ thứ gì", ông Putin tuyên bố.
Châu Âu nhập khẩu khoảng 40% khí đốt và 30% dầu từ Nga.
Bất chấp những cảnh báo, EU đang có kế hoạch thúc đẩy giới hạn giá khí đốt của Nga và cũng mức trần đối với giá điện từ các máy phát điện không chạy bằng khí đốt của Nga.
"Chúng tôi sẽ đề xuất giới hạn giá khí đốt của Nga… Chúng tôi phải cắt giảm doanh thu của Nga, cái mà ông Putin sử dụng để tài trợ cho cuộc chiến tàn khốc ở Ukraina", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói với các phóng viên.
Các bộ trưởng năng lượng của EU sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn vào thứ Sáu.
Một nguồn tin am hiểu về vấn đề này nói với hãng tin Reuters hôm thứ Tư rằng Hà Lan, quốc gia luôn phản đối giới hạn giá khí đốt, sẽ ủng hộ một mục tiêu nhắm vào khí đốt của Nga.
Tuy nhiên, một bộ trưởng của Cộng hòa Séc trước đó cho biết, vấn đề giới hạn giá khí đốt nên được đưa ra khỏi chương trình nghị sự cho cuộc họp hôm thứ Sáu. Cộng hòa Séc đang nắm giữ chức vụ chủ tịch luân phiên của EU.
Euro xuống dưới 0,99 USD sau khi Nga ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu
Việc Nga cắt giảm khí đốt đẩy đồng euro về mức thấp mới
Việc Nga 'thà đốt bỏ' chứ không cung cấp khí đốt cho EU tác động như thế nào đến môi trường?
Cuộc chiến năng lượng ở châu Âu tuần qua: Nga đốt bỏ khí đốt, giá điện ở Đức lên cao mức kỷ lục
Hôm thứ Tư, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelenskyy cảm ơn EU đã xác nhận hỗ trợ tài chính vĩ mô 5 tỷ euro (4,97 tỷ USD) cho nước này. Ông cũng nói thêm rằng Ukraina cần một chương trình tài trợ "chính thức" từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Ông Zelenskyy đưa ra ý kiến trên trong một bài đăng trên Twitter sau cuộc trò chuyện với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, người mà ông cho biết đã thảo luận về kế hoạch tăng cường hơn nữa khả năng quốc phòng của Ukraina.
Châu Âu cũng đang chi hàng tỷ USD để hỗ trợ người tiêu dùng khỏi tác động của việc chi phí năng lượng tăng cao.
Tân Thủ tướng Anh Liz Truss dự kiến sẽ đưa ra kế hoạch của mình vào thứ Năm và dự kiến chính phủ sẽ đưa ra gói hỗ trợ 100 tỷ bảng Anh (115 tỷ USD).