Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature: Human Behavior tháng 3/2020, trong số các nền tảng mạng xã hội lớn của thế giới, Facebook chính là nền tảng phát tán tin giả tồi tệ nhất.
Chuyên gia Andrew Guess của Đại học Princeton dẫn đầu nhóm nghiên cứu này theo dõi lượng sử dụng Internet của hơn 3.000 người Mỹ trước cuộc bầu cử Tổng thống 2016. Họ phát hiện hơn 15% thời gian Facebook dẫn tới các nguồn tin không đáng tin cậy, trong khi chỉ có 6% dẫn đến các nguồn tin chính thống. Tỉ lệ này của Google là 3,3% so với 6,2% và Twitter là 1% so với 1,5%.
Tỉ lệ tương tác với các website tin giả mà họ quan sát được, thời gian đọc trung bình một tin giả là 64 giây, còn tin thật là 42%.
Việc này đã từng được tỷ phủ Bill Gates nhận định vào tháng 7/2020. Đến tháng 10/2020, một báo cáo khác cho thấy nhiều người tương tác với tin giả trên Facebook hơn trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 so với năm 2016.
Sau khi Facebook tuyên bố cấm người dùng Australia tiếp cận tin tức trên nền tảng của mình, tin giả vẫn tồn tại. Đặc biệt người dùng không thể sử dụng bất kỳ thứ gì để chống lại tin giả mỗi khi họ nhìn thấy nó. Các hội nhóm “anti vaccine” lâu đời và lớn nhất Australia, những website tin giả thường đăng nội dung cực đoan, thuyết âm mưu… đều không bị ảnh hưởng.
Theo The Conversation, mạng xã hội nhanh chóng vươn mình thành doanh nghiệp tỷ đô nhờ thu thập và sử dụng dữ liệu do 2,79 tỷ người dùng chia sẻ. Dữ liệu này định hình những quảng cáo chúng ta nhìn thấy trên Bảng tin. Facebook lấy thông tin từ hoạt động của người dùng. Trong khi Facebook từng tuyên bố tạo ra một thế giới cởi mở hơn và gắn kết hơn, xây dựng dựa trên sự minh bạch và niềm tin.
Hiện tại, Facebook xử lý vấn nạn tin giả trên nền tảng theo ba hướng: phá vỡ động lực kinh tế do hầu hết tin giả có động cơ tài chính; xây dựng sản phẩm mới nhằm ngăn phát tán tin giả; hỗ trợ mọi người khi chạm trán tin giả.
Facebook vẫn đang kiếm tiền từ tin giả, cụ thể là từ các website anti vaccine, cho phép người dùng hưởng lợi khi phát tán thuyết âm mưu, thông tin sai sự thật về dịch bệnh và vaccine, trong đó triển khai công cụ huy động tiền trên các trang chứa nội dung đã bị báo cáo. Ngoài ra, nó được hưởng lợi tài chính gián tiếp khi người dùng tương tác với nội dung và ở lại trên các dịch vụ, tiếp cận nhiều quảng cáo hơn.
Người phát ngôn của mạng xã hội cho biết đang điều tra và đã xóa bỏ một số trang do vi phạm chính sách nhưng thừa nhận nhiều bài viết chứa thông tin sai sự thật lại không vi phạm quy định Facebook.
Tháng 8/2020, một báo cáo trên Tạp chí Y học nhiệt đới và Vệ sinh Mỹ chỉ ra gần 6.000 người đã nhập viện trong ba tháng đầu năm 2020 chỉ vì một thông tin sai lầm về Covid-19 trên mạng. Ít nhất 800 người tử vong trên toàn cầu do làm theo tin đồn uống cồn để diệt Covid-19.