Ngày 26/6, sau hàng loạt nhãn hàng lớn thì đến lượt Unilever và Coca-Cola đồng loạt tuyên bố ngừng quảng cáo trên Facebook. Các công ty này cho rằng nền tảng Facebook đang dung túng cho ngôn ngữ thù địch, bạo lực và phân biệt chủng tộc.
Những tác động của việc tẩy chay đã ảnh hưởng đến cổ phiếu của mạng xã hội lớn nhất thế giới giảm 8,3% sau 26/6, đồng nghĩa với việc CEO Markzuckerberg bị thổi bay khoảng 7,2 tỷ USD.
Công ty Coca-Cola đã thông báo tạm dừng quảng cáo trên nền tảng này ít nhất 30 ngày kể từ 1/7 còn Unilever, đối tác quảng cáo rất quan trọng với Facebook, tuyên bố tẩy chay Facebook, Twitter và Instagram cho đến hết năm 2020. Đây là một phần trong hoạt động tẩy chay Facebook và Instagram do Liên đoàn Chống phỉ báng, tổ chức dân quyền như Hiệp hội Quốc gia vì Sự tiến bộ của Người da màu (NAACP) và các tổ chức khác.
Coca-Cola là ông lớn thứ 3 tuyên bố tẩy chay Facebook. |
Ông James Quincey, Giám đốc Điều hành của Coca-Cola nói: "Chúng tôi sẽ dành thời gian để đánh giá lại các tiêu chuẩn và chính sách quảng cáo của mình để xác định xem công ty cần thay đổi nội bộ và mong đợi gì ở các đối tác truyền thông trong việc loại bỏ nội dung thù địch, bạo lực trên nền tảng mạng xã hội. Chúng tôi mong đợi sự giải trình, hành động cụ thể và sự minh bạch từ đối tác".
Công ty đầu tiên có động thái tẩy chay Facebooj đó là Verizon, cụ thể là cắt nguồn doanh thu của Facebook. Điều này khiến Mark Zuckerberg, CEO Facebook phải công bố một loạt thay đổi chính sách nền tảng.
Trước đó, Facebook bị lên án vì thiếu kiểm duyệt các nội dung liên quan đến đe dọa bạo lực, ngôn từ thù địch và sai lệch thông tin do ông Donald Trum và nhiều người đăng tải. Trong khi đó, mạng xã hội Twitter mạnh tay "đánh dấu" nội dung của ông Trump là "thông tin dễ gây hiểu nhầm và kích động bạo lực".
Mặc dù vậy vẫn có một số nhà quảng cáo vẫn làm việc với Facebook vì tính chất phụ thuộc về mảng truyền thông.
Phát ngôn viên của Facebook nói với NBC News khi Unilever tuyên bố dừng quảng cáo: "Chúng tôi đầu tư hàng tỷ USD mỗi năm để đảm bảo an toàn cho cộng đồng của mình và liên tục làm việc với các chuyên gia bên ngoài để cập nhật chính sách của chúng tôi. Chúng tôi biết còn nhiều việc phải làm. Các chuyên gia của chúng tôi đang phát triển thêm nhiều công cụ, công nghệ và chính sách để tiếp tục việc này".
Chiến dịch Stop Hate For Profit diễn ra vào tuần trước với lời kêu gọi: "Hôm nay, chúng tôi kêu gọi tất cả doanh nghiệp phải đứng lên trong tình đoàn kết để bảo vệ những giá trị tự do, bình đẳng và không quảng cáo trên Facebook vào tháng 7. Hãy cho Facebook biết lợi nhuận của họ sẽ không đáng để họ thúc đẩy sự thù ghét, bảo thủ, phân biệt chủng tộc, bạo lực".
Hàng loạt công ty lớn như The North Face và Patagonia, Ben&Jerry's và Magnolia Picture cũng tham gia tẩy chay Facebook. Không chỉ các đối tác lớn, làn sóng tẩy chay tiếp tục lan rộng ra những doanh nghiệp vừa nhỏ, nhóm khách hàng mang lại cho Facebook khoảng 8 tỷ USD mỗi năm.
Nn tảng chiếu phim trực truyến Magnolia Pictures cho biết, họ tìm kiếm sự thay đổi tích cực từ Facebook. Còn thương hiệu kem Ben & Jerry viết trên trang Facebook như sau: "Chúng ta cần hành động mạnh mẽ hơn để ngăn chặn sự chia rẽ đất nước đến từ các nền tảng mạng xã hội".
Stephan Loerke, CEO của Liên đoàn các nhà quảng cáo quốc tế (WFA) nói: "Có vẻ như chúng ta đã tới giai đoạn cần thay đổi, nó không còn là vấn đề của một thương hiệu nữa, mà là sự an toàn cho cả xã hội này".