Các hãng dược phẩm và một loạt các trung tâm nghiên cứu trên toàn cầu vẫn đang nỗ lực tạo ra một loại vaccine an toàn và hiệu quả. Cuộc chiến của các hãng dược phẩm toàn cầu nhằm đảm bảo nguồn cung đang làm dấy lên những lo ngại xoay quanh sự công bằng trong khả năng tiếp cận vaccine.
Moderna
Moderna tuyên bố vaccine của họ có hiệu quả hơn 94% trong việc ngăn ngừa virus SARS-CoV-2, bao gồm hai liều tiêm cách nhau một tháng. Moderna cho biết vaccine sẽ được bảo quản ổn định từ 36 đến 46 độ F trong tối đa 30 ngày, hoặc tối đa 6 tháng ở âm 4 độ F. Giá của liều vaccine này là từ 32 đến 37 USD mỗi liều cho một số đối tượng khách hàng cụ thể.
Dù chương trình Phân bổ vaccine công bằng COVAX của Liên Hợp Quốc cho biết sẽ hỗ trợ quá trình triển khai vaccine tại những quốc gia có thu nhập thấp nhưng nhiều người vẫn sẽ không đủ khả năng chi trả.
Moderna dự kiến sẽ cung cấp khoảng 20 triệu liều vaccine cho người dân Mỹ vào cuối năm nay. Họ cũng kỳ vọng sẽ sản xuất thành công từ 500 triệu đến 1 tỷ liều vaccine cho toàn cầu vào năm 2021.
Pfizer-Biontech
Vaccine của Pfizer vẫn đang trong quá trình chờ được cấp phép bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ. Tuy nhiên hãng dược Pfizer và đối tác BioNTech (Đức) đã thông báo vaccine của họ đạt hiệu quả tới 95% trong việc ngăn ngừa nhiễm virus SARS-CoV-2, với hai liều cách nhau 21 ngày.
Vaccine của Pfizer và BioNTech cần nhiệt độ bảo quản là âm 94 độ F thông qua những thiết bị đặc biệt sẽ gây ra nhiều khó khăn trong quá trình phân phối vaccine. Hai chục chiếc container dự kiến sẽ vận chuyển khoảng 7,6 triệu liều vaccine mỗi ngày, phân phối từ Kalamazoo, Michigan và Puurs (Bỉ) tới các sân bay lân cận.
Giá của liều vaccine này được tính là 20 USD cho mỗi liều, thấp hơn rất nhiều so với Moderna. Pfizer và BioNTech hiện đã đạt thỏa thuận với một số quốc gia. Tính đến ngày 11/11 EU đã đặt trước 300 triệu liều vaccine, Nhật Bản đồng ý mua 120 triệu liều và Mỹ mua 100 triệu liều. Anh, Canada, Australia và Chile đều đã đặt mua ít nhất 10 triệu liều vaccine của hãng dược phẩm này.
Astrazenece-oxford
AstraZeneca - hãng dược phẩm lớn của Vương quốc Anh cũng đang hợp tác cùng Đại học Oxford nghiên cứu vaccine ngừa COVID-19. Vaccine này tạo ra phản ứng miễn dịch tương tự ở cả người lớn và trẻ nhỏ, tác dụng phụ cũng xảy ra ở tỷ lệ thấp hơn nhiều.
AstraZeneca dự kiến sẽ bổ sung những thành phần cuối cùng vào công thức vaccine của mình để bảo quan ở nhiệt độ lạnh thông thường.
Hiện, Mỹ và Ấn Độ hiện đã đồng ý mua 500 triệu liều từ AstraZeneca, EU cam kết mua 400 triệu liều, trong khi COVAX đặt trước 300 triệu liều. Vương quốc Anh, Nhật Bản, Indonesia, Brazil và Mỹ Latinh, ngoại trừ Brazil, đều đã xác nhận sẽ mua ít nhất 100 triệu liều.
Vaccine của AstraZeneca-Oxford có giá khoảng 3-4USD và sẽ được bán với giá không lợi nhuận. Tuy nhên, hãng dược phẩm lớn của xứ sở sương mù này mới đây lại tuyên bố sẽ tính giá cao hơn ngay từ tháng 7 năm sau.
Giám đốc điều hành của AstraZeneca, ông Pascal Soriot, nói: "Coi việc phát triển vaccine như một cách để cải thiện sức khỏe cộng đồng, chứ không phải một cơ hội thương mại. Chúng tôi cam kết cung cấp vaccine không lợi nhuận trong suốt thời gian đại dịch. Điều đó đồng nghĩa với việc mọi thoả thuận mua bán vaccine sẽ được ký kết dựa trên quy tắc này" .
Johnson&Johnson
Hãng dược phẩm Johnson & Johnson của Mỹ mới đây đã được Cơ quan Dược phẩm Tây Ban Nha (AEMPS) cấp phép triển khai thử nghiệm giai đoạn cuối đối với vaccine ngừa COVID-19 và sẽ thực hiện tại 9 bệnh viện tại Tây Ban Nha với sự tham gia của các tình nguyện viên, những người có bệnh nền lẫn những người chưa có tiền sử bệnh lý. Loại vaccine này có tên Ad26COV2 và có giá khoảng 10 USD một liều.
Việc nghiên cứu vaccine tiêm 2 liều sẽ được tiến hành song song với thử nghiệm vaccine tiêm 1 liều. Kết luận sẽ được đưa ra dựa trên những dữ liệu ghi nhận được trong lần thử nghiệm cuối.
EU hiện đã đặt mua 200 triệu liều vaccine, Mỹ 100 triệu liều, Canada 38 triệu liều và Vương quốc Anh là 30 triệu cho người dân tại những quốc gia này.