• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giá lương thực sẽ tiếp tục tăng cao nếu Nga chiếm đóng hoàn toàn miền Đông Ukraina?

Các nhà phân tích cho biết, việc mất Ukraina mất các cảng và vùng đất màu mỡ nhất sẽ gây ra...

Cuộc tấn công quân sự của Nga vào Ukraina đã khiến giá lương thực - thực phẩm tăng vọt trong tháng 3, lên mức cao nhất từng được ghi nhận.

Khi mà Moscow tái tập trung các nỗ lực quân sự ở phía đông Ukraina, sẵn sàng lực lượng khổng lồ cho phần 2 của cuộc tấn công, các nhà phân tích đã cảnh báo việc Nga tiếp quản các cảng của Ukraina và vùng đất màu mỡ nhất sẽ có tác động lớn đối với xuất khẩu lương thực của Ukraina.

026e0000-0aff-0242-a9e2-08da0b8f.jpg
Nga đang mở đợt tấn công lớn nhằm chiếm lấy miền Đông Ukraina.

Roman Slaston, Giám đốc Câu lạc bộ Doanh nghiệp Nông nghiệp Ukraina (UCAB), cho biết thêm, nhiều quốc gia trên thế giới sẽ có nguy cơ bị “đói, bạo loạn, di cư tị nạn do không có nguồn cung cấp lương thực từ Ukraine”.

Quốc gia thuộc Liên Xô cũ này là nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ sáu thế giới vào năm 2021, với 10% thị phần, theo Liên Hợp Quốc, đồng thời là một trong những nhà xuất khẩu lúa mạch và hạt hướng dương hàng đầu thế giới.

Theo Chỉ số nghèo đói toàn cầu, khoảng 1/3 lượng bánh mỳ ở châu Phi và Trung Đông được sản xuất từ ​​lúa mì của Ukraina. Theo LHQ, hiện có 47 quốc gia có mức độ đói cao trong năm 2021 và cuộc chiến ở Ukraina có thể sẽ đưa con số này lên hơn 60 vào năm 2022.

Tổng thống Volodymyr Zelenskyy cho biết, Ukraina không sẵn sàng từ bỏ lãnh thổ ở miền Đông nước này để chấm dứt chiến tranh với Nga và đang chuẩn bị đưa ra các biện pháp kháng cự cứng rắn.

Nếu nước này mất các khu vực Luhansk, Donetsk, Zaporizka và Khersonska - nơi mà Nga đang đẩy mạnh các cuộc tấn công nhằm bảo vệ cây cầu nối phần đất liền của Nga với Bán đảo Crimea bị nước này sáp nhập vào năm 2014 - sẽ khiến Ukraina bị tước mất gần 1/4 sản lượng nông nghiệp, theo dữ liệu do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

Quan trọng hơn, các nhà phân tích cho biết, việc mất các cảng ở miền Nam sẽ khiến cho việc xuất khẩu của Ukraina bị giảm sút và do đó, giá lương thực tăng, điều mà thị trường lương thực toàn cầu sẽ phải tính đến.

“Không có cảng, không có xuất khẩu”

Tuần trước, Moscow tuyên bố rằng họ đã chiếm giữ thành phố cảng chiến lược Mariupol, trên biển Azov, một trung tâm xuất khẩu quan trọng của Ukraina.

63-large-7e03ac8a2d1ce8f38684f92ff068f834.jpg
Cảnh Odesa là một cảnh biển quan trọng của Ukraina.

Nga cũng tuyên bố nắm quyền kiểm soát Kherson, một thành phố cảng trên Biển Đen và sông Dnepr.

Ngay cả ở những thành phố cảng không bị tấn công gay gắt, chẳng hạn như Odesa, các tàu chiến của Nga ở Biển Đen cũng đã khiến các tàu thương mại không thể tiếp cận.

Slaston, tổ chức phi chính phủ hợp nhất hơn 130 đại diện trong lĩnh vực nông sản, cho biết thương nhân buôn bán nông sản đã chuyển sang các tuyến đường kém hiệu quả hơn bao gồm vận tải đường sắt và đường bộ đến biên giới phía Tây, nhưng những tuyến đường này cho phép xuất khẩu ít hơn nhiều.

“Ví dụ, xuất khẩu hạt hướng dương hiện đã giảm xuống còn 15-20% so với mức trước chiến tranh. Số lượng này không đủ để cung cấp cho thị trường toàn cầu”, Slaston nói thêm.

Một báo cáo của Tổ chức Nông nghiệp Lương thực của Liên hợp quốc (FAO) đã mô tả “khía cạnh an ninh lương thực tức thời của cuộc xung đột này” là liên quan đến việc tiếp cận lương thực hơn là sự sẵn có của thực phẩm.

Nhà kinh tế học Monika Tothova của FAO nói rằng, 90% hàng hóa xuất khẩu của Ukraina đều đi qua các cảng ở Biển Đen và biển Azov trước chiến tranh.

“Nếu Ukraina tiếp tục không thể xuất khẩu qua đường biển, điều này sẽ gây thêm áp lực lên giá cả [thị trường toàn cầu]”, ít nhất là cho đến khi các nhà sản xuất khác - bao gồm cả Liên minh châu Âu và Ấn Độ”- thay thế”, bà nói.

Chỉ số giá lương thực mà FAO công bố cho thấy nó đã tăng 12,6% trong tháng 3 so với tháng 2 - đạt mức cao nhất kể từ khi tổ chức này được thành lập vào năm 1990. Chỉ số giá ngũ cốc cao hơn 17,1% vào tháng 3 do hậu quả của chiến tranh, trong khi giá dầu thực vật tăng 23,2% bởi giá dầu hạt hướng dương cao hơn.

Nếu Nga chiếm giữ các tỉnh ly khai Donetsk và Luhansk, chiếm 8% tổng sản lượng nông nghiệp, thì ảnh hưởng đối với an ninh lương thực sẽ bị hạn chế, Tothova nói.

Cũng theo chuyên gia này, nếu Nga chiếm luôn các khu vực quan trọng đối với vận chuyển ở các cảng Biển Đen thì tác động đến thị trường toàn cầu còn nghiêm trọng hơn.

Cơ cấu nông nghiệp Ukraina thay đổi nếu Nga chiếm hoàn toàn miền Đông

Sự lấn chiếm của Nga ở phía Đông, nơi trồng hầu hết các loại cây rau cho tiêu dùng trong nước, chắc chắn sẽ thay đổi cảnh quan nông nghiệp của Ukraina.

ukraine-wheat-agriculture-russia.jpg
Ukraina sẽ thay đổi cơ cấu nông nghiệp nếu Nga chiếm hoàn toàn miền Đông.

Theo Tothova, nếu rau không còn là một thứ có sẵn trên thị trường nội địa, nông dân ở các nơi khác trong nước nhất định phải lấp đầy khoảng trống bằng hạn chế diện tích trồng các loại cây trồng trước đây dành cho xuất khẩu.

Bà nói thêm, đó là nếu nông dân Ukraina có đủ nhiên liệu để cung cấp năng lượng cho máy kéo, máy cày, máy liên hợp và xe tải giao hàng vì hầu hết dầu diesel được đưa vào Ukraina thông qua Belarus – một nước đồng minh của Nga – và Nga.

Slaston cho biết, Nga đang tiến hành chiến tranh trên một trong những loại đất giàu có chất dihnh dưỡng dành cho cây trồng nhất trên thế giới, được gọi là “chernozems” hoặc “đất đen”.

Phần đất còn lại của Ukraina phụ thuộc nhiều hơn vào phân bón, một sản phẩm sử dụng nhiều năng lượng mà Nga là nước xuất khẩu lớn.

Theo Chỉ số giá phân bón, chi phí của trong lĩnh vực nông nghiệp đạt mức tăng kỷ lục 128,1% so với năm ngoái, sau khi cuộc xâm lược của Moscow khiến giá năng lượng tăng vọt và khiến một phần lớn nguồn cung của thế giới gặp rủi ro.

UCAB dự báo, điều này sẽ phản ánh giá nông sản mùa xuân của Ukraina, bao gồm các loại ngũ cốc như lúa mạch và ngô, cũng như các loại cây trồng khác như củ cải đường, hoa hướng dương và đậu nành.

“Chúng tôi hy vọng những lãnh thổ này [ở phía Đông] chỉ bị chiếm đóng tạm thời và chúng tôi sẽ sớm chiếm lại được”, Slaston nói.

Đất nông nghiệp ở miền Đông nằm trong tính toán của TT Putin?

Một số nhà phân tích cho rằng, “đất đen” có giá trị của Ukraina có thể đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin tính đến khi quyết định tiến hành cuộc tấn công Ukraine vào ngày 24/2.

“Các nhà nông nghiệp thực sự lo sợ rằng đất đang bị loại bỏ chất dinh dưỡng và Ukraine là nơi có một số loại đất giàu dưỡng chất nhất trên thế giới, giàu đến mức nó được liệt kê là một di sản toàn cầu”,Ian Overton, Giám đốc nhóm nghiên cứu Hành động về Bạo lực Vũ trang có trụ sở tại London, nói.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu đang có tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp ở Nga, đặc biệt là đối với các sản phẩm như ngũ cốc phụ thuộc nhiều vào các yếu tố thời tiết và khí hậu.

soil2.jpg
Miền Đông Ukraina sở hữu nguồn đất dđen màu mỡ nhất thế giới.

Năm 2010, Nga - một trong ba nhà xuất khẩu lúa mì, ngô, hạt cải dầu, hạt hướng dương và dầu hướng dương - đã bị buộc phải cấm hoàn toàn việc xuất khẩu lúa mì sau khi hạn hán phá hủy vụ thu hoạch của họ. Chi phí của những thiệt hại này đã được đẩy lên và người tiêu dùng phải gánh chịu những chi phí này và những nhóm dân cư nghèo, dễ bị tổn thương nhất bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Điều này đã khiến chính quyền thân Nga vào thời điểm đó cải cách rất theo hướng cho người Nga thuê đất dài hạn và điều này đã gặp phải sự phản ứng quyết liệt từ người dân.

Vào tháng 3 năm 2020, Quốc hội Ukraina đã hủy bỏ lệnh cấm mua bán đất đai nhưng cho phép thuê dài hạn.

"Nhờ quyết định lịch sử này, bảy triệu chủ đất Ukraina đã nhận được quyền sử dụng đất của họ theo ý của họ", Roman Leshchenko, người cho đến tháng trước giữ chức Bộ trưởng chính sách nông nghiệp của Ukraina, đã viết trong một bản ý kiến ​​của Hội đồng Đại Tây Dương vào năm ngoái.

Việc chiếm đóng nó về mặt quân sự có thể cản trở những cải cách tiếp theo, và có thể dẫn thế giới đến một số cuộc bạo loạn liên quan đến bánh mỳ như mùa xuân Ả Rập chẳng hạn.

Overton nói: “Tôi nghĩ đó là một trong những phần thưởng không tuyệt vời dành cho TT Putin”.

NGUYỄN MINH

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật