Lịch sự kiện kinh tế tuần này bao gồm công bố dữ liệu thất nghiệp của Mỹ, một chỉ số chính về sức khỏe của nền kinh tế, cùng với dữ liệu lạm phát (CPI) và kết quả khảo sát tâm lý người tiêu dùng.
Số lượng đơn đề nghị trợ cấp thất nghiệp đã giảm kể từ khi đạt mức kỷ lục 6,8 triệu vào cuối tháng 3, lần đầu tiên giảm xuống dưới 2 triệu vào tuần trước. Dữ liệu này kết hợp với báo cáo bảng lương phi nông nghiệp công bố cách đây 2 tuần cho thấy điều tồi tệ nhất đối với thị trường lao động đã qua.
Trong khi đó, CPI được dự báo sẽ tiếp tục giảm do cầu của nền kinh tế giảm, trong khi chỉ số tâm lý người tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa lại và thị trường chứng khoán trong xu thế tăng điểm.
Các nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuters đã dự báo giá nhập khẩu, loại trừ thuế quan, tăng 0,6% trong tháng 5. Trong 12 tháng tính đến tháng 5, giá nhập khẩu đã giảm 6,0% sau khi giảm 6,8% trong tháng 4.
Một chiếc tàu kéo đi qua tàu chở hàng CSCL Biển Bohai đã cập cảng Cảng Oakland ở Oakland, California. Ảnh: Bloomberg. |
Báo cáo theo dữ liệu trong tuần này cho thấy giá tiêu dùng Mỹ giảm đáng kể trong tháng 5 và giá sản xuất tăng trở lại. Tuy nhiên thời kỳ suy thoái vì người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể trì hoãn mua hàng với dự đoán giá thấp hơn.
Mạch tăng trưởng dài nhất lịch sử của Hoa Kỳ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã chính thức chấm dứt, theo thông báo của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ (NBER) đưa ra trong ngày 8/6. NBER cũng cho biết Hoa Kỳ đã rơi vào suy thoái kinh tế kể từ tháng 2/2020.
Thông thường, tình trạng suy thoái sẽ được công bố khi nền kinh tế ghi nhận hai quý liên tiếp tăng trưởng âm. Trong quý I/2020, GDP của Mỹ đã suy giảm 5%. NBER đã quyết định không chờ các dữ liệu tiếp theo trong bối cảnh hầu hết giới phân tích nhận định GDP của Mỹ sẽ tiếp tục suy giảm mạnh trong quý II/2020 khi các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 được phản ánh đầy đủ.
Tuy nhiên, theo tờ CNBC, vào tháng 5, giá nhiên liệu và dầu nhờn nhập khẩu đã tăng 20,5% sau khi giảm 31,0% trong tháng trước. Giá xăng dầu đã tăng 21,7% sau khi giảm 32,6% trong tháng 4. Giá thực phẩm nhập khẩu đã tăng trở lại 2,2% trong tháng trước sau khi giảm 1,6% trong tháng 4.
Không bao gồm nhiên liệu và thực phẩm, giá nhập khẩu giảm 0,1% trong tháng trước sau khi giảm 0,5% trong tháng 4. Giá nhập khẩu cốt lõi đã giảm 0,7% trong 12 tháng tính đến tháng 5 vừa qua.
Chi phí hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc không thay đổi trong tháng 5 sau khi tăng 0,1% trong tháng 4. Giá giảm 1,0% so với cùng kỳ trong tháng 5, mức giảm thấp nhất kể từ tháng 3/2019.
Tháng trước, giá hàng hóa vốn nhập khẩu không đổi. Chi phí xe cơ giới nhập khẩu giảm 0,1%. Giá các mặt hàng tiêu dùng không bao gồm ô tô tăng 0,1%.
Báo cáo cũng cho thấy giá xuất khẩu tăng 0,5% trong tháng 5 do giá cao hơn cho các sản phẩm phi nông nghiệp bù giá thấp hơn cho hàng nông sản. Điều đó theo sau mức giảm 3,3% trong tháng 4. Giá xuất khẩu giảm 6,0% so với cùng kỳ tháng 5 sau khi giảm 6,8% trong tháng 4.