• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hồ sơ tình báo tiết lộ cách Trung Quốc lừa dối thế giới về COVID-19

Một hồ sơ nghiên cứu do Liên minh tình báo "Five Eyes" thực hiện nói rằng Trung Quốc đã cố...

Tài liệu dài 15 trang từ các cơ quan tình báo Mỹ, Canada, Anh, Australia và New Zealand, đã được tờ Saturday Telegraph của Australia mới đây thu thập và tuyên bố rằng bí mật của Trung Quốc đã dẫn đến một “cuộc tấn công vào sự minh bạch quốc tế".

Hồ sơ liên quan đến những chủ đề đã được thảo luận trong các bản tin truyền thông về sự bùng phát của virus Corona, bao gồm cả sự phủ nhận ban đầu của Trung Quốc về việc virus có thể lây từ người sang người, sự im lặng hoặc “biến mất” của các bác sĩ đã cố gắng lên tiếng cảnh báo, sự phá hủy bằng chứng trong các phòng thí nghiệm và từ chối cung cấp mẫu phẩm cho các nhà khoa học quốc tế để nghiên cứu vaccine.

Các quan chức tình báo Mỹ ngày càng tin rằng virus Corona có khả năng bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Các quan chức tình báo Mỹ ngày càng tin rằng virus Corona có khả năng bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Đặc biệt, tài liệu này lưu ý rằng ngày 31/12/2019 Trung Quốc đã bắt đầu kiểm duyệt tin tức về virus trên các công cụ tìm kiếm và truyền thông xã hội, xóa các thuật ngữ như “biến thể SARS" “Chợ Hải sản Vũ Hán” và “Bệnh viêm phổi chưa từng biết đến ở Vũ Hán”. Ba ngày sau đó, ngày 3/1/2020, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc yêu cầu các mẫu nhiễm virus chuyển đến các cơ sở xét nghiệm được chỉ định hoặc tiêu hủy, đồng thời ban hành “lệnh không công bố” liên quan đến dịch bệnh này.

Báo cáo của tờ Saturday Telegraph bao gồm một thời gian biểu chứng tỏ sự bối rối của Trung Quốc. Chẳng hạn như, vào ngày 1/5, Ủy ban Y tế Thành phố Vũ Hán đã ngừng công bố cập nhật số lượng ca nhiễm mới trong 13 ngày. Và ngày 10/1, Wang Guanga, một chuyên gia về hô hấp tại Bệnh viện Thứ nhất thuộc Đại học Bắc Kinh, người đầu tiên điều tra dịch bệnh, nói rằng nó “nằm trong tầm kiểm soát” và phần lớn là “ở thể nhẹ” (ông Wang 12 ngày sau tiết lộ rằng bản thân ông cũng bị nhiễm virus).

Hai ngày sau đó, vào ngày 12/1, phòng thí nghiệm của một giáo sư ở Thượng Hải đã bị đóng cửa sau khi chia sẻ dữ liệu về trình tự lây nhiễm của virus với thế giới bên ngoài. Ngày 24/1, các quan chức Trung Quốc đã ngăn Viện nghiên cứu virus Vũ Hán chia sẻ các mẫu virus với một phòng thí nghiệm ở Đại học Texas.

Có lẽ đáng sợ nhất, tài liệu này cho biết chính quyền Trung Quốc đã phủ nhận rằng virus có thể lây từ người sang người cho đến ngày 20/1, “bất chấp có những bằng chứng lây từ người sang người từ đầu tháng 12/2019". Tương tự, tài liệu cũng đã chỉ trích gay gắt Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tuyên bố rằng cơ quan này đã về phe Trung Quốc về lây nhiễm từ người sang người, bất chấp thực tế rằng “các quan chức ở Đài Loan và các chuyên gia ở Hong Kong đã cảnh báo hôm 31/12/2019 và 4/1/2020”.

Ngày 14/1/2020, trên tài khoản Twitter chính thức, WHO đã tuyên bố rằng: "Các cuộc điều tra sơ bộ của chính quyền Trung Quốc đã không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về việc lây từ người sang người của virus Corona (2019-nCoV) được xác định ở Vũ Hán, Trung Quốc”.

Tài liệu nêu rõ trong suốt tháng 2/2020, "Bắc Kinh đã gây áp lực với Mỹ, Italy, Ấn Độ, Australia, các nước láng giềng Đông Nam Á và các nước khác không tự bảo vệ mình thông qua các hạn chế đi lại, thậm chí ngay cả khi Trung Quốc áp đặt các hạn chế nghiêm khắc ở trong nước".

Đồng thời, tài liệu khẳng định: “Hai triệu người đã rời Vũ Hán sau khi dịch bệnh bùng phát và trước khi Bắc Kinh phong tỏa thành phố này hôm 23/1". Tài liệu tiếp tục đề cập đến một loạt các biện pháp phòng vệ của Trung Quốc, nói rằng: “Khi các nhà ngoại giao của Liên minh châu Âu [EU] chuẩn bị thông báo về đại dịch, Trung Quốc đã gây sức ép thành công với Brussels về chỉ trích sự che giấu thông tin của Trung Quốc".

Tương tự, “khi Australia kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về đại dịch, Trung Quốc đã đe dọa cắt đứt quan hệ thương mại với Australia. Trung Quốc cũng đã phản ứng dữ dội với lời kêu gọi minh bạch của Mỹ”.

Hai triệu người được cho là đã rời Vũ Hán sau khi dịch bệnh bùng phát và trước khi Bắc Kinh phong tỏa thành phố này hôm 23/1.
Hai triệu người được cho là đã rời Vũ Hán sau khi dịch bệnh bùng phát và trước khi Bắc Kinh phong tỏa thành phố này hôm 23/1.

Báo cáo của tờ Saturday Telegraph đã đưa ra một điểm bất đồng rõ ràng giữa các chính phủ liên minh. Australia tin rằng virus Corona rất có thể bắt nguồn từ một khu chợ ẩm ướt ở Vũ Hán và cho rằng chỉ 5% virus này bị lọt ra ngoài từ phòng thí nghiệm.

Ngược lại, Fox News ngày 15/4 đưa tin các quan chức tình báo Mỹ ngày càng tin rằng virus Corona có khả năng bắt nguồn từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán do hậu quả của việc Trung Quốc muốn chứng minh khả năng ngang bằng hoặc nhỉnh hơn của họ so với Mỹ trong việc xác định và đối phó với các loại virus.

Ngày 30/4, Tổng thống Trump nói rằng ông đã nhìn thấy bằng chứng cho thấy virus này xuất phát từ một phòng thí nghiệm sau khi Fox News và các hãng tin tức khác đặt câu hỏi liệu ông có biết bất cứ điều gì khiến ông tin rằng dịch bệnh bắt nguồn từ Viện nghiên cứu virus Vũ Hán.

Ông trả lời: “Vâng, tôi có. Và tôi nghĩ rằng WHO nên thấy xấu hổ bởi vì họ giống như cơ quan quan hệ công chúng của Trung Quốc". Nhiều nguồn tin trước đó nói với Fox News rằng họ tin các tiêu chuẩn của phòng thí nghiệm ở Vũ Hán đã bị coi nhẹ trước khi virus bị rò rỉ, khiến Bắc Kinh ban đầu phải che giấu. Các nguồn tin cũng cho rằng WHO đã đồng lõa ngay từ đầu trong việc giúp Trung Quốc che giấu thông tin. WHO và Trung Quốc đã phủ nhận việc làm sai.

Tờ Saturday Telegraph cũng thông báo rằng các nhân vật chủ chốt trong Viện nghiên cứu virus Vũ Hán trước đó đã làm việc hoặc được đào tạo trong các viện nghiên cứu của chính phủ Australia, nơi họ tiến hành nghiên cứu các mầm bệnh từ dơi như một phần quan hệ đối tác với Viện Khoa học Trung Quốc.

Theo tài liệu này, công việc của nhóm này tại phòng thí nghiệm Vũ Hán liên quan đến việc phát hiện ra các mẫu của virus Corona trong một hang động ở tỉnh Vân Nam và tạo ra virus Corona phát sinh từ dơi mà không thể chữa trị.

Dữ liệu đang được cập nhật.

(Nguồn: TTX/foxnews)


Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật