• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hong Kong sẽ thay đổi thế nào sau Luật an ninh quốc gia?

Mỹ rút "quy chế đặc biệt' sẽ tác hại ra sao đến nền kinh tế của Đặc khu Hành chính Hong...

Theo nhà nghiên cứu Trung Quốc học, Giáo sư Jean-Pierre Cabestan thuộc Đại học Baptist (Hong Kong), Luật an ninh quốc gia quả thật là một cú sốc đối với rất nhiều người Hong Kong. Cách đây 17 năm, đạo luật này đã từng bị phản đối. Giờ đây, có thể thấy thấy rõ Bắc Kinh đang tìm cách siết chặt "gọng kìm" đối với Hong Kong, giảm bớt quyền tự trị của đặc khu này.

Luật an ninh quốc gia sẽ còn thu hẹp hơn nữa quyền tự trị, nhất là gây hại đến các quyền tự do của công dân hiện vẫn đang được tuân thủ ở Hong Kong như đa đảng chính trị, tự do ngôn luận, tự do hội họp… Người dân Hong Kong cho rằng điều đó gây nguy hiểm cho nguyên tắc "Một nước, hai chế độ".

  Những người biểu tình ở Hồng Kông bị cảnh sát giam giữ ngày 27/5. Ảnh: SCMP

Những người biểu tình ở Hồng Kông bị cảnh sát giam giữ ngày 27/5. Ảnh: SCMP

Đây không còn là chuyện hoang đường nữa bởi cho đến nay, Hong Kong khác biệt hoàn toàn với các thành phố khác của Trung Quốc. Hong Kong có đồng tiền riêng, có quyền tự do dịch chuyển dòng vốn. Hong Kong có cả hộ chiếu riêng cho phép người dân được quyền đến nhiều nước mà không cần thị thực nhập cảnh. Quyền tự trị chính trị của Hong Kong đang gặp nguy, bị giảm đi rất nhiều, không còn lại bao nhiêu so với những gì được cam kết hồi năm 1997.

Tại sao Trung Quốc thông qua đạo luật gây tranh cãi vào lúc này? Giáo sư Cabestan cho rằng nguyên nhân là vì sắp tới, Hong Kong sẽ tiến hành cuộc bầu cử lập pháp và Bắc Kinh lợi dụng sự ảnh hưởng của COVID-19. Người ta thấy vẫn còn có nhiều hạn chế như giãn cách xã hội, cấm tụ tập biểu tình ở Hong Kong… Đây là một thời điểm thuận lợi để Trung Quốc áp đặt một đạo luật như vậy.

Quyết định này được đưa ra khi Hong Kong chỉ còn vài tháng nữa là đến kỳ bầu cử lập pháp vào tháng 9 tới. Người ta cho rằng Luật an ninh quốc gia này sẽ có hiệu lực vào tháng 8/2020 trước kỳ bầu cử nhằm áp đặt các hạn chế, nhất là đối với việc ra ứng cử. Những ứng cử viên nào tỏ ra quá ủng hộ độc lập, tự quyết cho Hong Kong sẽ bị gạt ra. Liệu những người không tỏ ra trung thành với Luật an ninh quốc gia này có thể sẽ bị truất tư cách ứng cử viên hay không? 

Giáo sư Cabestan cho rằng sau khi thông qua Luật an ninh quốc gia, Trung Quốc sẽ có những biện pháp hạn chế hơn đối với một số nhà hoạt động, những người mong muốn Hong Kong độc lập. Nước này sẽ có những quy định hạn chế các hoạt động của Pháp luân công.

Giáo phái này đã bị cấm tại Trung Quốc Đại lục nhưng vẫn còn được phép hoạt động tại Hong Kong. Trung Quốc cũng sẽ có những hạn chế đối với các cơ quan báo chí, truyền thông thường xuyên chỉ trích Chính quyền Bắc Kinh. Đó có thể sẽ là những đích ngắm chính của Luật an ninh quốc gia.

Luật này có thể dẫn đến việc xóa bỏ sự hình thành những tổ chức như nhóm ủng hộ dân chủ Demosito, có thể dẫn đến việc bắt giữ hay truy tố các chính khách địa phương với cáo buộc gây nguy hại đến an ninh quốc gia. Tuy nhiên, dù sao thì tình hình ở Hong Kong vẫn sẽ rất khác so với ở Trung Quốc Đại lục.

  Hàng trăm nhà hoạt động tuần hành đến lãnh sự quán Anh tại Hong Kong năm ngoái, kêu gọi chính phủ Anh cấp quyền công dân đầy đủ cho người mang hộ chiếu quốc gia Anh (ở nước ngoài). Ảnh: SCMP

Hàng trăm nhà hoạt động tuần hành đến lãnh sự quán Anh tại Hong Kong năm ngoái, kêu gọi chính phủ Anh cấp quyền công dân đầy đủ cho người mang hộ chiếu quốc gia Anh (ở nước ngoài). Ảnh: SCMP

Giáo sư Cabestan nhận định trong bối cảnh này, thật khó để Hong Kong vẫn là một chiếc cầu nối giữa Trung Quốc với các nước khác trên thế giới. Liệu Hong Kong có thể tiếp tục là thị trường tài chính quốc tế như hiện nay, trong khi Bắc Kinh bắt đầu tìm cách "gặm mòn" dần các quyền tự do chính trị, các quyền tự do của công dân đang có hiện nay?

Đây thật sự là một câu hỏi cho tương lai. Theo quan điểm của ông Cabestan, việc thông qua Luật an ninh quốc gia cũng có thể còn là một lời cảnh cáo của Trung Quốc dành cho Đài Loan. Người ta thấy rõ là người dân Đài Loan ngày càng khó chấp nhận nguyên tắc "Một nước, hai chế độ" do Bắc Kinh ngày càng can thiệp nhiều vào công việc nội bộ của Đặc khu Hành chính Hong Kong, thậm chí còn nhiều hơn tại Macau.

Người dân Đài Loan chống lại mọi ý‎ định thông qua hay mọi ý tưởng đưa một nguyên tắc như vậy vào Đài Loan. Nguyên tắc này không thể áp dụng được đối với Đài Loan. Ông Cabestan cho rằng thông báo rút "quy chế ưu đãi thương mại" dành cho Hong Kong của ông Trump là hệ quả hợp lý từ việc biến mất dần quyền tự chủ chính trị ở Hong Kong.

Hiện tại, người ta chưa biết chi tiết các lệnh trừng phạt mà Chính quyền Trump sẽ đưa ra. Người ta cho rằng những biện pháp trừng phạt đó chủ yếu sẽ nhằm vào các quan chức chính trị, những người bị nghi ngờ, bị cáo buộc gây hại cho các quyền tự do của công dân và tự do chính trị tại Hong Kong. Mỹ có thể sẽ đưa ra những biện pháp hạn chế cấp thị thực nhập cảnh nước này đối với một số người.

Người ta cũng cho rằng Mỹ sẽ có nhiều biện pháp cấm mới, đó là khống chế xuất khẩu công nghệ lưỡng dụng (quân sự và dân sự) của Mỹ sang Hong Kong. Điều này có thể khiến Trung Quốc lo ngại hơn. Mỹ có thể làm điều này cho dù Hong Kong vẫn là một khu vực thuế quan rất khác biệt so với Trung Quốc.

Chương trình hợp tác giữa Cơ quan Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và hải quan Hong Kong có thể sẽ trở nên khó khăn hơn một khi Luật an ninh quốc gia được áp dụng.

(Nguồn: TTXVN)

CHẤN HƯNG (t/h)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật