Bà Gita Gopinath cho biết trên kênh truyền hình Bloomberg rằng: “Điều tôi lo lắng là mọi người đều hy vọng vào trường hợp tốt nhất, đó là đây là một loại virus nhẹ, đặc hữu - nhưng những gì các chuyên gia nói với chúng tôi là chúng tôi có thể gặp phải những tình huống tồi tệ hơn nhiều, và chúng tôi cần chuẩn bị cho điều đó và đó là phần mà tôi nghĩ cần phải làm nhiều hơn nữa."
Bà Gita Gopinath cũng đã nói lại lời kêu gọi của IMF vào đầu tháng này để có thêm nguồn tài trợ để đối phó với đại dịch và củng cố hệ thống y tế, bà nói rằng các nước trên thế giới cần cung cấp 15 tỷ USD dưới hình thức viện trợ trong năm nay và 10 tỷ USD năm sau đó nhằm duy trì "bộ công cụ" để ứng phó với dịch COVID-19 và giải quyết những rủi ro lâu dài của đại dịch.
Trong báo cáo có tên "Chiến dịch toàn cầu để xử lý các rủi ro dài hạn của COVID-19" do IMF phối hợp với Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) cùng với Global Fund và tổ chức từ thiện Wellcome Trust soạn thảo, thể chế tài chính này cho rằng một cách tiếp cận toàn diện hơn là cần thiết nhằm tăng cường các hệ thống y tế toàn cầu và hạn chế thiệt hại lên tới 13.800 tỷ USD mà COVID-19 đã gây ra.
4 tổ chức toàn cầu trên nhấn mạnh việc chấm dứt đại dịch vẫn là vấn đề cấp bách về kinh tế, y tế và ưu tiên đạo đức đối với thế giới. Phó Giám đốc điều hành thứ nhất của IMF Gita Gopinath cho rằng do nhiều kịch bản khác nhau từ nhẹ đến nghiêm trọng của dịch COVID-19 có thể xảy ra và nguồn lực tài chính eo hẹp của một số nước, các quốc gia trên thế giới cần một chiến lược mới.
IMF đang trong quá trình cập nhật các dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và sẽ công bố kết quả trong Triển vọng Kinh tế Thế giới dự kiến vào ngày 19/4 trong các cuộc họp vào mùa xuân tại Washington.
Vào tháng 1, quỹ này cho biết nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 4,4% trong năm nay, giảm so với mức ước tính 4,9% vào tháng 10.
Bà Gita Gopinath nói: “Điều đúng là chúng tôi sẽ có một sự hạ thấp đáng kể so với dự báo tăng trưởng của mình, và trích dẫn tác động của lạm phát nóng, đại dịch và chiến sự ở Ukraina là những lý do cho việc cắt giảm. “Chúng tôi sẽ vẫn ở trong lãnh thổ tích cực cho tăng trưởng toàn cầu. Điều đó nói lên rằng, chúng ta đang ở trong thời kỳ rất khó khăn bởi đại dịch vẫn chưa kết thúc”.