• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ít nhất 20 trẻ em đã thiệt mạng do "thử thách bất tỉnh” trên TikTok

Ít nhất 15 trong số những đứa trẻ đã chết khi quay thử thách này ở độ tuổi dưới 12.

Trong 18 tháng qua đã có ít nhất 20 trẻ em đã thiệt mạng do ngạt thở trong lúc thực hiện “Thử thách bất tỉnh” trên TikTok, 5 trong số các nạn nhân ở độ tuổi 13 hoặc 14. Thử thách này khuyến khích người chơi tự bóp cổ mình bằng các vật dụng trong nhà cho đến khi bất tỉnh và quay lại cảnh khi họ tỉnh lại.

Các bậc cha mẹ khởi kiện tập thể vì cho rằng con cái họ chết do thử thách nói trên nên đã đâm đơn kiện Tiktok và công ty mẹ ByteDance. 

Ít nhất 20 trẻ em đã thiệt mạng do

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết thử thách ngạt thở đã giết chết 82 trẻ vị thành niên khi xuất hiện lần đầu vào năm 2008.

Antonella Sicomero, bé gái 10 tuổi ở Palermo (Ý), được phát hiện chết trong tư thế treo cổ. Cha mẹ bé cho biết con gái mình đã thiệt mạng khi tham gia thử thách "cực đoan" trên TikTok. Văn phòng công tố Palermo đã mở cuộc điều tra tuy nhiên họ không tìm thấy bằng chứng cho thấy thuật toán của ứng dụng video ngắn đề xuất video có thử thách bất tỉnh cho Sicomero.

Cơ quan chức năng sau đó yêu cầu TikTok kiểm tra lại độ tuổi của tất cả người dùng Ý và chặn mọi quyền truy cập của người dùng dưới 13 tuổi. Hơn nửa triệu tài khoản TikTok ở Ý đã bị xóa vì người dùng tự tuyên bố bản thân trên 13 tuổi.  

Tuy nhiên sự việc thương tâm tiếp tục xảy ra ở những quốc gia khác. Tháng 12-2021, Nylah Anderson (10 tuổi) đãở đời tại Philadelphia, bang Pennsylvania (Mỹ). Mẹ của Anderson đã tìm thấy các đoạn video trên điện thoại di động, quay cảnh cô bé và người anh họ đang thực hiện thử thách ngạt thở. Sĩ quan cảnh sát nói rằng, người anh họ của cô bé Anderson nói đó là thử thách siết cổ mà hai đứa trẻ thấy trên TikTok và YouTube.

Mẹ của bé Anderson sau đó đã kiện TikTok. Tuy nhiên, các vụ kiện TikTok và ByteDance ở Mỹ đã bị dừng lại do tòa án cho rằng công ty có quyền miễn trừ theo điều 230 trong đạo luật Chuẩn mực Truyền thông (Communications Decency Act). Đạo luật này đảm bảo các công ty công nghệ không phải chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung được xuất bản trên nền tảng của họ.

Một cuộc khảo sát gần đây của Cơ quan Tiêu chuẩn quảng cáo (ASA) của Vương quốc Anh cho thấy hơn 1,6 triệu tài khoản mạng xã hội do trẻ em sở hữu đều khai sai độ tuổi.

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật