• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Không phải Trung Quốc, kẻ thù thực sự của Mỹ hiện nay chính là Mỹ?

Theo Mạng Quốc tế (cfisnet.com) ngày 26/7, kể từ khi Joe Biden nhậm chức tổng thống, chính sách...

Ngày 19/7, Mỹ đã tập hợp các đồng minh để cáo buộc chính phủ Trung Quốc tiến hành các cuộc tấn công mạng trên quy mô toàn cầu, trong khi một tháng trước đó, chính phủ Mỹ khẳng định tin tặc Nga là nguồn tấn công mạng lớn nhất ở Mỹ.

Vậy tại sao Mỹ lại đột ngột nhắm vào Trung Quốc? Suy cho cùng, đây chỉ là thủ đoạn của Mỹ hiện nay, theo đó dù đúng hai sai đều “ghì chặt lấy Trung Quốc”, coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh và mối đe dọa chiến lược lớn nhất. Tuy nhiên, Trung Quốc có thực sự là “mối đe dọa lớn nhất” đối với Mỹ hiện nay hay không?

china-vs-us.jpg

Hai nước Mỹ trong đại dịch

Sau 6 tháng cầm quyền, ông Biden đã có phản hồi về những mối lo ngại liên quan đến các vấn đề đại dịch, lạm phát, việc làm, phương án xây dựng cơ sở hạ tầng… Hiện tại, dịch bệnh đã bùng phát trở lại ở cả 50 bang của Mỹ. Tỷ lệ lây nhiễm ở 38 bang đã tăng lên 50%.

Theo New York Times, trong 2 ngày qua, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Mỹ đã vượt 55.000 ca, khiến Mỹ trở thành một trong những nước có số ca nhiễm trong ngày cao nhất thế giới. Mặc dù Mỹ là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cao nhất trong số các nước phương Tây, nhưng biến chủng Delta đang gây ra một đợt bùng phát dịch mới ở Mỹ.

Theo CDC của Mỹ, ngày 20/7, số ca nhiễm biến chủng Delta chiếm 83% các ca nhiễm mới. Tuy nhiên, sự chia rẽ sâu sắc về chính trị xã hội tại Mỹ vẫn đang cản trở các hành động chống dịch của nước này. Sau khi lên nắm quyền, chính quyền Biden từng đề xuất tiêm chủng cho 70% dân số Mỹ xong trước ngày Quốc khánh 4/7, tuy nhiên hiện mới chỉ có 48,7% dân số được tiêm.

Vẫn còn một số lượng lớn người Mỹ không muốn tiêm vaccine, lý do không chỉ là nỗi lo ngại về tác dụng phụ của vaccine mà phần nhiều là vì quan niệm bảo thủ của đảng Cộng hòa...

Theo kết quả thăm dò gần đây do Washington Post và ABC News thực hiện, chỉ có 6% số người ủng hộ đảng Dân chủ không muốn tiêm vaccine, trong khi 47% số người ủng hộ đảng Cộng hòa không muốn tiêm vaccine. Trong số 6 bang ở Mỹ có nhiều ca nhiễm mới nhất trong 2 tuần qua, 4 bang là "bang đỏ" từng bỏ phiếu cho Trump trong cuộc bầu cử 2020.

www.usnews.com.jpg

Trước những nguy cơ lan rộng dịch bệnh do biến chủng Delta, rốt cuộc là thực hiện tiêm chủng vaccine toàn dân để tăng cường khả năng phòng bệnh, hay tiếp tục duy trì quyền tự do lựa chọn của người dân, đã trở thành chiến trường trung tâm của vòng đấu chính trị mới giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa.

Biden đã chỉ trích mạnh mẽ rằng làn sóng dịch mới xảy ra là do “những người không tiêm vaccine”. Biden cũng nhiều lần công khai phát biểu, yêu cầu người dân đi tiêm vaccine.

Tuy nhiên, đảng Cộng hòa đã chỉ trích mạnh mẽ Biden trên các mạng xã hội như Facebook vì "truyền bá thông tin sai lệch về vaccine", nhấn mạnh rằng điều này đang hủy hoại "quyền tự do ngôn luận" của người dân Mỹ, đồng thời ủng hộ mạnh mẽ chủ trương không tiêm vaccine là “quyền lợi hiến pháp” của người dân Mỹ.

Cuộc khủng hoảng chính trị dân chủ chưa từng có

Bên cạnh dịch bệnh, nước Mỹ hiện đang trải qua một cuộc khủng hoảng chính trị dân chủ chưa từng có xung quanh sự cố kiểm soát súng và "chiếm đóng Đồi Capitol". Bạo lực súng đạn là một vấn đề nhức nhối trong xã hội Mỹ trong những năm gần đây.

Chỉ trong hai ngày 17-18/7, tại Chicago đã xảy ra nhiều vụ xả súng, làm ít nhất 7 người thiệt mạng và 55 người khác bị thương. Trong năm nay, chỉ riêng ở Chicago đã xảy ra 33 vụ xả súng.

Năm 2020, thiệt hại do bạo lực súng đạn gây ra ở Mỹ lên tới 280 tỷ USD. Do đó, chính quyền Biden đã cố gắng hết sức để kiểm soát súng đạn, nhưng đảng Cộng hòa nhấn mạnh vào cách làm truyền thống của người Mỹ là cầm súng để bảo vệ tự do, và 2 đảng cơ bản không thể đạt được thỏa thuận về kiểm soát súng.

xa-sung-tai-thung-lung-silicon-o-my-nhieu-nguoi-thiet-mang-1.jpg

Việc sử dụng súng tràn lan kết hợp với sự mâu thuẫn chính trị đã không chỉ tiếp tục làm gia tăng số lượng tội phạm súng ở Mỹ, đe dọa nghiêm trọng đến tình hình an ninh chính trị Mỹ, mà tồi tệ hơn là nó đang tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến xung đột bạo lực phạm vi rộng lớn hơn ở Mỹ.

Hồi tháng 5 vừa qua, FBI đã đưa ra cảnh báo rằng nguy cơ an ninh lớn nhất ở Mỹ hiện nay là chủ nghĩa cực đoan bạo lực trong nước. Với sự trở lại của Trump và vụ bạo loạn tại Đồi Capitol vào ngày 6/1, rất khó để có một cuộc điều tra chuyên sâu, và nguy cơ bạo lực cực đoan ở Mỹ hiện nay vẫn đang tăng cao.

Các phát biểu công khai của Trump không chỉ tiếp tục cáo buộc cuộc bầu cử năm 2020 là "gian lận" và "đánh cắp", gần đây ông thậm chí còn công khai kích động rằng 1/3 người Mỹ từ chối tiêm vaccine là phản đối "kết quả bầu cử bất hợp pháp" năm 2020.

Khẩu hiệu mà Trump và những người ủng hộ ông đưa ra là "Hãy cứu lấy nước Mỹ". Vấn đề là những người ủng hộ đảng Dân chủ nhất trí cho rằng Trump và thế lực của ông đang "hủy hoại nước Mỹ”.

Một cuộc thăm dò gần đây của đảng Cộng hòa Mỹ cho thấy tỷ lệ ủng hộ Trump trong đảng Cộng hòa là trên 80%, lý do không chỉ bởi đảng Cộng hòa không có chính khách có thể thay thế Trump, mà có lẽ những ý tưởng và tư tưởng cực đoan cánh hữu chắc chắn đang lôi kéo nước Mỹ.

Thêm vào đó là lạm phát ở Mỹ hiện nay lên tới 5,1% và tình trạng biến động tài chính gia tăng do chính quyền Biden tiếp tục mong muốn mở rộng chi tiêu tài khóa để phục hồi nền kinh tế, sự biến động và đối lập không ngừng của thực trạng chính trị, kinh tế và xã hội Mỹ cơ bản không thể được giải quyết trong ngắn hạn.

0121-chinausrelationcredit-shutterstock_nytimes-copy.jpg

Ngừng "ma quỷ hóa Trung Quốc”!

Nước Mỹ đang rơi vào tình thế rắc rối chưa từng có kể từ sau cuộc nội chiến năm 1861. Mỹ càng “rắc rối” thì giới tinh hoa chính trị trong nước, không phân biệt tả hữu, đều nhất trí cho rằng phải mạnh tay gây áp lực với Trung Quốc, coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất.

Điều này không chỉ để đánh lạc hướng khỏi những mâu thuẫn trong nước, mà còn là nhu cầu thiết thực cho chủ nghĩa bá quyền và chủ nghĩa vị kỷ chính trị trong nền chính trị Mỹ. Thực chất của quan hệ quốc tế là quan hệ cạnh tranh về quyền lực, lợi ích và của cải giữa các quốc gia.

Cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, không có gì ngạc nhiên khi Mỹ cố tình kéo quan hệ Mỹ-Trung vào cuộc cạnh tranh chiến lược. Tuy nhiên, tình trạng khó khăn trong nước của Mỹ hiện nay lại làm gia tăng sự tàn bạo trong chính sách Trung Quốc của Mỹ. Đây là điều mà Trung quốc cần nhận thức rõ.

Trung Quốc cần kêu gọi Mỹ lý tính và khách quan hơn trong quan hệ Mỹ-Trung. Trang mạng The Guardian mới đây có đăng bài viết của cựu Bộ trưởng Lao động Mỹ Robert Reich cho rằng “mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ không phải là Trung Quốc, mà là ngay trước mắt”.

Vào thời điểm 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ nhất trí chủ trương chiến lược “chống Trung Quốc”, Robert Reich đã thẳng thắn chỉ ra những sai lầm của thuyết “mối đe dọa Trung Quốc”, đồng thời chỉ rõ cuộc khủng hoảng thực sự mà Mỹ phải đối mặt hiện nay: Kẻ thù lớn nhất của Mỹ hiện nay chính là Mỹ.

Trung Quốc sẽ không can thiệp vào công việc nội bộ của Mỹ, và hầu hết người dân Trung Quốc cũng thông cảm cho những người dân Mỹ đang rơi vào tình cảnh đối lập chính trị, xã hội và sự suy thoái vì dịch bệnh. Cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ, xét cho cùng, không chỉ là sự so sánh về sức mạnh quốc gia và sức mạnh quân sự, mà hơn nữa đó còn là lòng dân.

CHẤN HƯNG

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật