• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khủng hoảng COVID-19 ở châu Âu: Italy và Bồ Đào Nha có thể rời Eurozone?

Cả Italy lẫn Bồ Đào Nha có thể buộc phải rời khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu...

Đây là nhận định của phóng viên hàng đầu của Bồ Đào Nha Eunice Goes với BBC Dateline. Italy và Bồ Đào Nha đã gây sốc cho Liên minh châu Âu (EU) sau khi bày tỏ sự giận dữ trước việc các nền kinh tế hàng đầu của khối này là Pháp và Đức từ chối giúp đỡ họ trong COVID-19.

Lời đe dọa đáng báo động của cả Italy lẫn Bồ Đào Nha về việc rời eurozone càng khiến cho khu vực đồng tiền chung này thêm hỗn loạn, nhất là khi người đứng đầu Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde từ chối tiết lộ liệu bà có hành động để ngăn các nền kinh tế trượt vào suy thoái hay không.

COVID-19 đang khiến châu Âu lao đao.
COVID-19 đang khiến châu Âu lao đao.

Ngày 13/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố châu Âu hiện là "tâm chấn" của đại dịch COVID-19, khi dịch bệnh này đã khiến cho Italy và Tây Ban Nha phải phong tỏa toàn quốc.

Phóng viên Eunice Goes nói với BBC Dateline rằng các nước bị tác động nặng nề của COVID-19 như Italy, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vốn đã sở hữu những nền kinh tế mong manh từ trước khi COVID-19 bùng phát.

Bà cảnh báo rằng sự hỗ trợ của eurozone đối với những nước này là cần thiết, nếu không họ có thể buộc phải rời khu vực đồng tiền chung này.

Goes nói: "Ở châu Âu, các nước cần phải phối hợp hành động, đây là điều thực sự rất cần thiết và cấp bách, thế nhưng hiện giờ sự phối hợp hành động đó gần như vắng bóng. Hãy nhìn vào sự can thiệp của Lagarde trong tuần này. Thật bất hạnh khi bà ấy không làm gì để trấn an các thị trường. Liệu ECB có ở đó để giúp nền kinh tế Italy vốn đang vô cùng khốn đốn hay không?

Chúng ta đã nghe thấy chính phủ Đức tuyên bố ngày hôm qua rằng sẽ hỗ trợ mạnh mẽ giới doanh nghiệp Đức, cung cấp cho họ bất kỳ sự giúp đỡ nào mà họ cần. Chính phủ Pháp cũng đưa ra những tuyên bố tương tự để giúp tất cả các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Thế nhưng những nước nhỏ hơn trong eurozone thì sao?

Họ bị ràng buộc bởi các quy định quản trị của eurozone. Họ phải để mắt tới các khoản thâm hụt và nợ công của mình. Chúng tôi hiểu rằng trong tuyên bố của mình, bà Lagarde muốn bóng gió nói rằng việc giữ Italy và Bồ Đào Nha, hay bất kỳ nền kinh tế dễ bị tổn thương nào khác, ở lại eurozone không phải là việc của chúng ta.

Đây thực sự là một vấn đề nghiêm trọng và tôi hy vọng sẽ có thêm những hành động tập thể bởi tác động đối với những nền kinh tế thuộc châu Âu này sẽ vô cùng thảm khốc". 

Những nhà kinh tế học có uy tín như Lorenzo Codogno (cựu Tổng Giám đốc Bộ Tài chính Italy) và Ashoka Mody (Giáo sư của trường Đại học Princeton) đều cho rằng Italy, nền kinh tế lớn thứ 3 của eurozone, nên yêu cầu sự hỗ trợ ngay lập tức từ quỹ cứu trợ của eorozone. Claus Vistesen, nhà kinh tế trưởng về eurozone của tổ chức Pantheon Macroeconomics, cho rằng những phát biểu của bà Lagarde “sẽ bị coi là một sự bất lực mang tính thảm họa”.

Maarten Vervey, người phụ trách các vấn đề kinh tế của ECB, nói: "Chắc chắn tăng trưởng của eurozone nói riêng và Liên minh châu Âu nói chung sẽ bị âm trong năm nay và có khả năng còn bị âm nặng". Nhà kinh tế Liam Halligan cho rằng cuộc đấu tranh để "ngăn chặn" sự sụp đổ của eurozone là “vấn đề kinh tế lớn nhất trên thế giới" hiện giờ.

CHẤN HƯNG

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật