• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kinh tế Hong Kong sẽ ra sao nếu Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ?

Donald Trump, người mà ở thời điểm trước khi dịch COVID-19 bùng phát vẫn được cho là nắm...

Ông là người có thể chịu được áp lực, nhưng những gánh nặng từ Phòng Bầu dục lại là thứ có thể khiến bất kỳ ai gục ngã - nhất là người có cá tính bốc đồng như ông. Hình ảnh Trump trông có vẻ kiệt sức sau cuộc vận động tranh cử không thành công tại Oklahoma đã nói lên tất cả.

Hai tuần trước, người ta hoàn toàn có thể nói rằng Trump sẽ dễ dàng đánh bại “ứng cử viên của đảng Dân chủ” Jie Biden, nhưng sau nửa tháng, đúng như Joseph Chamberlain từng nói vào năm 1886, chẳng ai có thể nói trước điều gì.

Donald Trump nóng nảy là một nhà vận động tranh cử tài ba, là người sẽ rất tự hào và khoe khoang về chiến thắng song lại sẵn sàng lăng mạ và giận giữ với hàng loạt dòng tweet đầy chia rẽ, điều hoàn toàn có thể khiến các cử tri quyết định không dành lá phiếu cho ông. 

Cuộc đua vào chiếc ghế tổng thống Mỹ đang nghiên về Biden.
Cuộc đua vào chiếc ghế tổng thống Mỹ đang nghiên về Biden.

Cuối tuần qua, cuốn sách được ví như một “cơn chấn động” của cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận, ngay sau khi được tòa án cấp phép phát hành, một quyết định đi ngược lại mong muốn của Nhà Trắng.

John Bolton miêu tả nhiều cuộc tranh luận về hàng loạt vấn đề địa chính trị nghiêm túc, như Iraq hay Syria, lại thường bị Trump làm cho chệch hướng bởi những chủ đề chẳng liên quan. Thậm chí, cựu cố vấn an ninh quốc gia còn viết rằng Tổng thống Trump từng tỏ ra “ủng hộ” Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ bởi chỉ trích hay đòn trừng phạt được cho là sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới tiến trình đàm phán thương mại.

Bolton từng làm việc trong chính quyền của các Tổng thống Mỹ là Ronald Reagan và hai cha con nhà Bush. Trong cuốn sách, ông không ngần ngại tỏ ra rằng bản thân đã bị “sốc” trước sự thiếu quản lý và vô tội vạ ngay trong chính quyền Donald Trump.

Theo John Bolton, nếu tái đắc cử, Trump sẽ không còn bị ràng buộc bởi việc phải cố lấy lòng dư luận, và sẽ điều hành đất nước theo sự dẫn dắt bản năng bốc đồng và cực đoan. Trên thực tế, chiến dịch tranh cử của Trump đang mất dần sức hút.

Ông trở thành tâm điểm của những chỉ trích mới và cách đối phó với dịch COVID-19 của Trump mang phong cách của một chính trị gia-doanh nhân hơn là đẳng cấp của một nhà lãnh đạo đất nước. 

Cuộc bầu cử Mỹ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với nền kinh tế Hong Kong. Những “cái đầu lạnh” ở cả hai phía đều hiểu rõ rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều hiểu rằng họ cần nhau bởi mối quan hệ song phương ngày nay có sự liên kết chặt chẽ về mặt kinh tế nhiều hơn là những đối đầu trên phương diện quân sự - một yếu tố rất khác với thời Chiến tranh Lạnh. 

Liệu nước Mỹ có lựa chọn nhà lãnh đạo luôn có xu hướng kích động xung đột và khó đoán? Và liệu nhà lãnh đạo vốn chẳng có bất kỳ kế hoạch hay dự định cụ thể nào có đưa đất nước này tới  một thập kỷ khó khăn khác hay không? Có lẽ sẽ nhiều cử tri Mỹ nhận ra rằng đã đến lúc họ cần một sự thay đổi.

Dưới sự lãnh đạo của Biden (nếu ông đắc cử), quan hệ Mỹ-Trung nhiều khả năng sẽ bớt lạnh giá hơn, hai bên có thể sẽ tìm cách khôi phục những liên kết và hồi sinh thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1.

Tất nhiên, vẫn còn 9 tháng nữa từ nay tới lúc nước Mỹ có nhà lãnh đạo mới và các nhà đầu tư vẫn cần thận trọng theo dõi tình hình. Di sản của Trump chính là việc ông đã phá vỡ “lời nguyền” vốn trói buộc người tiền nhiệm Barack Obama và chỉ trích Trung Quốc về các vấn đề thương mại.

Ông là người tiên phong cho làn sóng hoài nghi Trung Quốc trên khắp thế giới, vì vậy các cuộc đàm phán về thương mại có thể diễn ra thành thật hơn, nhưng chắc chắn sẽ không dễ dàng hơn. Ngày 22/6, Cố vấn Thương mại Nhà Trắng Peter Navarro tuyên bố thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 với Trung Quốc “đã kết thúc”.

Các thị trường đã phản ứng khá tiêu cực trước tin tức này khi chỉ số Hong Kong và S&P 500 giảm mạnh.

Sau khi ông Navarro rút lại tuyên bố, và Tổng thống Trump đăng dòng trạng thái trên Twitter nhằm khẳng định “Thỏa thuận Thương mại Trung Quốc vẫn còn nguyên”, các thị trường đã nhanh chóng hồi phục song những biến động mạnh ngay đầu tuần qua cho thấy các tuyên bố về thương mại có tác động lớn đến thế nào, và thậm chí có thể được xem là yếu tố hàng đầu tác động đến tâm lý của giới đầu tư. 

Thương mại là vấn đề quan trọng với nền kinh tế Hong Kong, và đó cũng là lý do vì sao địa vị đặc biệt Mỹ dành cho đặc khu này có ý nghĩa đến như vậy. Những xáo trộn xung quanh luật an ninh quốc gia mà chính quyền Trung Quốc Đại lục muốn áp đặt cho Hong Kong đã tạm lắng, trong khi những nội dung được công bố về phạm vi áp dụng luật này có thể hạn chế phần nào những thông tin tiêu cực và khiến Mỹ vẫn chưa thực sự đi đến quyết định thu hồi địa vị đặc biệt của Hong Kong. 

Tương lai kinh tế của Hong Kong nằm trong tay các siêu cường, và một nhiệm kỳ tổng thống của Joe Biden rất có thể sẽ khiến nguy cơ khủng hoảng và xáo trộn ở xa hơn.

(Nguồn: TTX/SCMP)

CHẤN HƯNG (t/h)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật