Theo giáo sư chuyên khoa tiêm chủng Shabir Madhi, vaccine kết hợp với tỷ lệ nhiễm cao trước đó đã tăng cường khả năng miễn dịch tổng thể của người dân Nam Phi, làm giảm đáng kể tỷ lệ ca nặng và tử vong trong làn sóng Omicron.
"Sóng Omicron hiện chiếm chưa đến 5% tổng số ca tử vong do Covid-19 ở Nam Phi kể từ khi đại dịch bắt đầu", Madhi nói. "Tôi lạc quan rằng chúng ta đã đạt đến bước ngoặt trong đại dịch này. Những gì chúng tôi trải qua trong ba đợt sóng đầu tiên ở Nam Phi đã không tái diễn".
Một số nước tỏ ra thận trọng với số liệu của Nam Phi, đồng thời nhấn mạnh Nam Phi đã mất khoảng 94.000 người trong các làn sóng Covid-19 trước đây, con số đáng kể ở quốc gia gần 60 triệu dân.
Tiến sĩ Anthony Fauci, cố vấn y tế Nhà Trắng, nói: "Tôi hy vọng như vậy, nhưng trường hợp đó chỉ xảy ra nếu không có thêm biến chủng mới có thể né tránh phản ứng miễn dịch của biến chủng trước đó".
Tổng y sĩ Mỹ Vivek H. Murthy nhấn mạnh nhiều nơi trên khắp nước Mỹ vẫn chứng kiến ca nhiễm, ca nhập viện tăng nhanh chóng và Mỹ chưa đạt đỉnh dịch trong những ngày tới.
Ở Anh, có những dấu hiệu cho thấy sóng Omicron đang đi đến hồi kết khi ca nhiễm giảm mạnh những ngày gần đây. Các nhà khoa học lạc quan rằng chẳng bao lâu nữa, Covid-19 có thể được coi là bệnh đặc hữu ở Anh.
Giáo sư Julian Hiscox, người đứng đầu bộ phận bệnh truyền nhiễm và sức khỏe toàn cầu tại Đại học Liverpool, Anh, đồng thời là thành viên ban cố vấn y tế của chính phủ Anh, cho rằng "bây giờ là khởi đầu cho cái kết của đại dịch, ít nhất là ở Anh".
Trong khi ca nhiễm, canhập viện và tử vong vẫn tăng nhanh ở nhiều vùng nước Mỹ, thành phố New York.