• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Liệu Trung Quốc có 'thâu tóm' mỏ khoáng sản 3.000 tỷ USD của Afghanistan sau khi Taliban tiếp quản?

Việc Afghanistan rơi vào tay Taliban đã dẫn đến những lo ngại nghiêm trọng về sự an toàn của...

Sự hỗn loạn ở Afghnistan có thể khiến Trung Quốc, quốc gia thống trị thị trường thế giới về đất hiếm, bước vào phát triển trữ lượng khoáng sản, bao gồm cả lithium, được sử dụng trong sản xuất pin.

Byron King, nhà địa chất học và khai thác mỏ, cho biết: “Các nhà giao dịch Trung Quốc sẽ lập tức đến Afghanistan sau khi sân bay mở cửa".

Ông nói với MarketWatch: “Những người thăm dò khoáng sản từ lâu đã nhìn Afghanistan với sự thèm thuồng".

Ông nói thêm rằng trong 20 năm qua, Afghanistan thường xuyên cử đại diện đến các hội nghị khai thác quốc tế để "nói về tài nguyên khoáng sản". 

tay-sung-taliban.jpg
Các tay súng Taliban gác trên đường phố thủ đô Kabul, Afghanistan ngày 16/8/2021. Ảnh: AFP

Dữ liệu từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho thấy, Afghanistan có thể có trữ lượng khoáng sản chưa được khám phá lên tới 1.000 tỷ USD và chính phủ Afghanistan ước tính con số này là 3.000 tỷ USD, theo một bài báo đăng năm 2012 của Đại sứ quán Afghanistan, Washington DC.

Afghanistan có thể trở thành "Ả Rập Saudi của lithium", New York Times năm 2010 trích dẫn một bản ghi nhớ nội bộ của Lầu Năm Góc cho biết.

Quốc gia này có “một ngành công nghiệp khai thác quy mô nhỏ”, với vô số mỏ khai thác đá quý và các mẫu khoáng sản khác, Byron King nói. Tuy nhiên, "khai thác lớn gần như không tồn tại".

Afghanistan có nguồn tài nguyên khoáng sản “dồi dào”, nhưng hầu hết “chưa được phát triển thành công, cũng như các nguồn tài nguyên này chưa được khai thác một cách có hệ thống từ những năm 1970 bằng các phương pháp hiện đại”, theo một báo cáo tóm tắt kết quả của các hoạt động địa chất chung từ năm 2009 đến năm 2011 giữa USGS, Lực lượng Đặc nhiệm của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về Hoạt động Kinh doanh và Ổn định và Cơ quan Khảo sát Địa chất Afghanistan.

Báo cáo cho biết: “Môi trường hoạt động ở Afghanistan đầy thách thức và tốn kém. Nhiều khu vực có cơ hội khai thác khoáng sản nằm ở những vùng núi xa xôi, hiểm trở, thiếu cơ sở hạ tầng, nguồn điện và lực lượng lao động đã qua đào tạo”. 

Những thách thức cũng bao gồm “an ninh, xung đột bộ tộc và chính trị địa phương… cần được vượt qua để phát triển các tài sản khoáng sản”.

Tuy nhiên, trong số các ứng cử viên để phát triển mỏ ở Afghanistan lâu dài là Trung Quốc, ông King nói. 

Các đại diện từ Trung Quốc đã thường xuyên đến thăm và du lịch Afghanistan trong hai thập kỷ qua, vì vậy Trung Quốc có thể có “khả năng xử lý tuyệt vời đối với các mỏ khoáng sản”.

Afghanistan là một cuộc chơi dài hạn trong những ngày tốt đẹp nhất và bây giờ khi Taliban đã 'chiến thắng', đó là một cuộc chơi lâu dài hơn vì lợi ích của Trung Quốc".

Byron King, Agora Financial

Mặt khác, ông King cũng nhấn mạnh những thách thức của việc phát triển các nguồn tài nguyên này. Ông nói: “Việc phát triển khoáng sản đòi hỏi phải có giấy phép và quyền sở hữu hợp pháp".

Ông nói: “Trong phạm vi mà Taliban có thể cung cấp an ninh cho những khu vực này, việc thăm dò và khai thác có thể tiến triển”, mặc dù việc khai thác là một quá trình dài đến 10, 20, 30 năm.

Việc Taliban tiếp quản Afghanistan sẽ khiến liti, đất hiếm và nhiều thứ khác không thể sớm khai thác dưới dạng khoáng sản ra thị trường thế giới.

Và sau 5 năm nữa, “có khả năng Afghanistan sẽ trở thành nước xuất khẩu khoáng sản. Tuy nhiên, đây là cả một vấn đề khi xét đến tình trạng hỗn loạn chính trị và xã hội trong khu vực”, ông King nói.

Nhìn chung, “sự thất bại ở Afghanistan là một bước ngoặt toàn cầu - sự kết thúc của một nỗ lực 20 năm và là kết quả của một sự sụp đổ hoàn toàn. Và nó không chỉ là khoáng sản”, ông nói. 

Ông hy vọng rằng "các nhà sử học sẽ nhìn lại ngày 15/8 như một trận 'sóng thần' địa chính trị của phương Tây/Mỹ/NATO".

AN DI

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật