Theo South China Morning Post, việc đào Bitcoin dựa trên một mạng lưới phi tập trung, có nghĩa là nó không được phát hành bởi một thực thể duy nhất như ngân hàng trung ương.
Các giao dịch, được ghi lại trên một sổ cái công khai được gọi là blockchain, cần phải được “xác minh” bởi các thợ đào.
Những người khai thác này chạy các máy tính được xây dựng có mục đích để giải các bài toán phức tạp cho phép một giao dịch bitcoin diễn ra một cách hiệu quả. Các thợ đào nhận bitcoin như một phần thưởng và đó là động lực.
Nhưng vì máy tính có công suất lớn nên tiêu tốn rất nhiều năng lượng.
Cụ thể, khai thác Bitcoin tiêu thụ năng lượng ước tính khoảng 128,84 terrawatt-giờ mỗi năm, mức tiêu thụ năng lượng tương đương với cả quốc gia như Ukraine và Argentina, theo Chỉ số tiêu thụ điện Bitcoin của Cambridge, một dự án của Đại học Cambridge, từ đó dẫn đến hàng loạt chỉ trích về vấn đề môi trường.
Trung Quốc chiếm khoảng 65% tổng lượng khai thác bitcoin trên toàn cầu - riêng khu Nội Mông chiếm khoảng 8% do năng lượng rẻ. Để so sánh, Mỹ chiếm 7,2% khai thác bitcoin toàn cầu.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại tiền điện tử đều hoạt động như bitcoin.
Theo CNBC, Nội Mông, là tỉnh duy nhất của Trung Quốc đã không kiểm soát được mức tiêu thụ năng lượng năm 2019.
Quay trở lại năm 2018, giới chức Trung Quốc cũng từng đề xuất ngăn hoạt động khai thác tiền điện tử do quá trình này tiêu tốn một lượng điện năng khổng lồ.
Một phần của những kế hoạch đó liên quan đến việc đóng cửa các dự án khai thác tiền điện tử hiện có vào tháng 4/2021 và không phê duyệt bất kỳ dự án mới nào.
Chúng cũng liên quan đến việc đánh giá lại các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng khác như thép và than.
Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã ủng hộ sự phát triển của công nghệ blockchain cơ bản của bitcoin, nhưng chính phủ đã tìm cách ngăn cản các loại tiền kỹ thuật số.
Từ năm 2017, Bắc Kinh đã bãi bỏ các đợt ICO (đợt phát hành coin đầu tiên), hạn chế hoạt động giao dịch tiền ảo trong khu vực.
Trung Quốc cũng đang thúc đẩy trở nên thân thiện hơn với môi trường.
Năm ngoái , Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết nước này đang đặt mục tiêu phát thải carbon dioxide cao nhất vào năm 2030 và trung hòa carbon vào năm 2060.