Trang nextstrain.org đến nay đã ghi nhận được hơn 1.000 biến chủng của virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19. Theo Đài Deutsche Welle (DW) của Đức, các biến chủng virus corona đang hoành hành nhiều nước châu Á có thể đe dọa cả các quốc gia giàu có. Nếu chúng dần thích nghi với vật chủ thì kháng thể có được nhờ vắc xin hoặc nhiễm bệnh tự nhiên sẽ không còn tác dụng bảo vệ, xét nghiệm kháng nguyên (PCR) không còn chính xác.
Hiện nay mỗi ổ dịch có một biến chủng chiếm ưu thế. Trong đó chủng Delta dễ lây hơn Alpha từ 20-80%, ngoài ra còn có khả năng tránh né hệ miễn dịch của con người hiện có vắc xin BioNtech/Pfize và AstraZeneca bị giảm hiệu quả trước chủng Delta.
Viện Virus học quốc gia Ấn Độ xác định được 8 đột biến trên gai protein của chủng Delta, trong đó 2 loại liên quan đến khả năng lây nhiễm cao và một đột biến giúp virus tránh né hệ miễn dịch của người. Mặc dù tình hình khá nguy hiểm nhưng nhiều quốc gia vẫn đang thiếu vắc xin và còn phải dùng loại không có hiệu quả cao nhất với chủng virus đang có.
Nguy hiểm như vậy nhưng nhiều quốc gia hiện không chỉ bị thiếu vắc xin (vaccine) ngừa COVID-19 mà còn ở vào thế phải sử dụng loại vắc xin có hiệu quả không phải cao nhất (với chủng virus đang lưu hành). Ví dụ như Bangladesh hay các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin.
Theo một nghiên cứu gần đây của Tạp chí The Lancet, các nước giàu nhất thế giới đã giành khoảng 70% nguồn cung của 5 loại vắc xin tốt nhất thị trường dù chỉ chiếm chưa tới 16% dân số toàn cầu. Hiện chỉ mới có 0,2% dân số ở các nước nghèo được tiêm ngừa COVID-19.
Với các loại vắc xin, ngay từ những ngày đầu các nước giàu đã ký xong một loạt thoả thuận song phương với nhà sản xuất - cơ bản là vét sạch nguồn cung. Nếu các biến chủng virus corona tiếp tục lây lan và đột biến nhanh như hiện nay, sự bất công trong tiếp cận vắc xin có thể quay lại làm hại chính các nước giàu.