Hãng tin Reuters dẫn một báo cáo vào hôm nay (10/11) do Google, Temasek Holdings và Bain & Co. phối hợp thực hiện. Báo cáo bao gồm Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Singapore và Philippines, cho biết khu vực này đã có thêm 40 triệu người dùng internet mới trong năm nay, nâng tổng số lên 400 triệu tính đến thời điểm hiện tại.
Chỉ riêng tại Việt Nam, trong khoảng thời gian giãn cách xã hội, rất nhiều người đã dùng thử các dịch vụ kỹ thuật số mới. Theo đó, số người dùng mới tại Việt Nam, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á và 94% số người dùng mới này vẫn tiếp tục sử dụng các dịch vụ đó kể cả sau đại dịch.
Thời gian truy cập internet cho mục đích cá nhân của người Việt Nam đã tăng vọt lên mức 4,2 giờ/ngày trong giai đoạn giãn cách xã hội và hiện đang ở mức 3,5 giờ/ngày (trước đó là 3,1 giờ/ngày)
Trong báo cáo cũng cho thấy COVID-19 đã mang lại sự bùng nổ trong thời đại kỹ thuật số lâu dài và gia tăng nhanh chóng, và định nghĩa nền kinh tế Internet là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ trong các lĩnh vực thương mại điện tử, gọi xe qua ứng dụng, truyền thông trực tuyến, du lịch trực tuyến, và dịch vụ tài chính số.
Một người dùng Internet trước bảng quảng cáo dịch vụ kết nối 4G tại một bến xe buýt ở Hà Nội, Việt Nam Ngày 29/8/2017. Ảnh: Reuters |
Nền kinh tế Internet của Đông Nam Á tăng 5% từ năm 2019.
Thương mại điện tử hiện đang là điểm sáng nhất trong nền kinh tế Internet ở Đông Nam Á, trong đó các nhà bán lẻ trực tuyến đã thành công do việc phong tỏa trong đại dịch COVID-19 dẫn đến người tiêu dùng đã thay đổi cách mua sắm, thay vì họ đến cửa hàng, thì hiện nay họ mua sắm trực tuyến trong bối cảnh lo lắng về sự bùng phát trở lại của dịch bệnh.
Thương mại điện tử tăng 63%, đạt 62 tỷ USD vào năm 2020, trở thành ngành dọc lớn nhất trong năm nay, dự kiến sẽ tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng, đạt 172 tỷ USD vào năm 2025. Tuy nhiên trong khi lĩnh vực du lịch giảm 58% xuống 14 tỷ USD.
Nền kinh tế Internet của Singapore giảm 24% xuống còn 9 tỷ USD do đại dịch đã đóng băng ngành du lịch, trong khi Việt Nam và Indonesia tiếp tục tăng trưởng với tốc độ hai con số.
Ngành công nghiệp trực tuyến của khu vực này đã sẵn sàng tăng gấp ba lần lên 309 tỷ USD tổng giá trị hàng hóa vào năm 2025, gần như phù hợp với dự báo 300 tỷ USD được đưa ra vào năm ngoái.
Nền kinh tế Internet của Đông Nam Á vượt quy mô trên 100 tỷ USD trong năm nay, trước khi tăng gấp 3 lần vào năm 2025. Nguồn: Google, Temasek, Bain & Co. |
Với lượng người dùng trực tuyến tăng 11%, Đông Nam Á là một trong những thị trường internet phát triển nhanh nhất thế giới. Con số này so với khoảng 4,7 tỷ người dùng internet trên toàn thế giới, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2019, theo của trang web Wearesocial.com, một dịch vụ giám sát kỹ thuật số.
Sự tăng trưởng liên tục trong việc sử dụng Internet đã giúp tạo ra các kỳ lân như Grab và Go-Jek, với các công ty khởi nghiệp trong khu vực thu hút hàng tỷ USD vốn từ các công ty công nghệ và công ty đầu tư toàn cầu.
Việt Nam và Indonesia là những nền kinh tế kỹ thuật số phát triển nhanh nhất trong khu vực. Nguồn: Google, Temasek, Bain & Co. |
Báo cáo của Google-Temeasek-Bain cho biết giá trị giao dịch đã giảm kể từ năm 2018, chủ yếu là do sự sụt giảm trong các khoản đầu tư kỳ lân lớn. Tuy nhiên, các công ty Intenet trong khu vực đã huy động được trong nửa đầu năm 2020 là 6,3 tỷ USD, so với mức 7,7 tỷ USD một năm trước.
Các nhà đầu tư vẫn có đủ vốn để triển khai nhưng đang tập trung nhiều hơn vào con đường sinh lời của các công ty.