• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy Elon Musk muốn hủy bỏ thương vụ mua lại Twitter

Trong một bức thư gửi cho Twitter vào hôm thứ Hai (6/6), các luật sư của tỷ phú Elon Musk cho biết...

"Twitter đã 'tích cực chống đối và ngăn cản' quyền của ông Musk trong khi ông đang hoàn tất thỏa thuận trị giá 44 tỷ USD để mua dịch vụ truyền thông xã hội này", các luật sư viết. Họ cho biết công ty đã “từ chối việc yêu cầu dữ liệu của ông Musk” để tiết lộ số lượng tài khoản giả mạo trên nền tảng của mình và điều này có thể cho phép ông Musk có quyền hủy bỏ thỏa thuận.

Bức thư được chuyển tới Twitter, sau đó đệ trình lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch đã khiến chiến dịch của ông Musk nhằm chấm dứt thương vụ mua lại nền tảng này leo thang. 

Sau khi đạt được thỏa thuận mua Twitter vào tháng 4, ông Musk đã nhiều lần gợi ý rằng ông có thể sẽ hủy bỏ giao dịch. Bức thư hôm thứ Hai có những lời lẽ trực tiếp nhất của Elon Musk về mong muốn này và nó được dựa trên nền tảng pháp lý.

Việc này đã làm tăng thêm mức độ không chắc chắn về việc liệu Elon Musk có hoàn thành thương vụ hay không, mặc dù ông đã từ bỏ quyền thẩm định trên Twitter khi mua nó. Bức thư cũng nêu lên viễn cảnh về một cuộc chiến pháp lý gây tranh cãi nếu một trong hai bên đưa vấn đề ra tòa. Nếu ông Musk đi theo quá trình đó, các điều khoản của thỏa thuận cho phép Twitter có quyền kiện ông để buộc hoàn tất việc mua lại.

Bức thư khiến cho một số người cảm thấy khó chịu. Tỷ phú Musk, người lãnh đạo nhà sản xuất ô tô điện Tesla và công ty tên lửa SpaceX, nổi tiếng là người hay thay đổi và thường xuyên phá luật trong giao dịch, vì vậy nước cờ mới nhất của ông không hoàn toàn nằm ngoài dự đoán.

Elon Musk đe dọa sẽ chấm dứt thương vụ Twitter nếu không có thông tin về các tài khoản giả mạo. - Ảnh 2.

Sự đe dọa hủy bỏ thu mua Twitter không hoàn toàn gây bất ngờ với nhiều người.

Susannah Streeter, một nhà phân tích thị trường và đầu tư cao cấp tại Hargreaves Lansdown viết: “Đây là động thái mà các nhà đầu tư Twitter đã tự nghiên cứu trong nhiều tuần qua, thời điểm mà những suy nghĩ lộn xộn của Elon Musk trong các dòng tweet đã được chắt lọc thành một lá thư chính thức gửi đến các cơ quan quản lý. Việc tiếp quản luôn được định sẵn là một chuyến đi gập ghềnh".

Twitter cho biết việc bán lại cho ông Musk vẫn diễn ra. “Chúng tôi dự định kết thúc giao dịch và thực thi thỏa thuận sáp nhập ở mức giá và các điều khoản đã thỏa thuận”, một phát ngôn viên củ Twitter cho biết và nói thêm rằng công ty “sẽ tiếp tục hợp tác chia sẻ thông tin với ông Musk để hoàn thành giao dịch”.

Đằng sau hậu trường, Twitter đã trao đổi thông tin với ông Musk trong khoảng một tháng mà không có bất kỳ sự gián đoạn nào trong liên lạc, một người am hiểu tình hình cho biết với điều kiện giấu tên. 

Sean Edgett, cố vấn chung của Twitter, cũng đã gửi một email tới các nhân viên vào sáng thứ Hai, nhắc lại cam kết của công ty về việc kết thúc thỏa thuận, theo một bản sao của email mà The New York Times có được.

Cổ phiếu của Twitter đã giảm 1,5% vào hôm qua, đóng cửa ở mức 39,56 USD, thấp hơn nhiều so với mức giá 54,20 USD cho mỗi cổ phiếu mà ông Musk đồng ý trả cho công ty. Ông Musk đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Ông Musk, người đã phàn nàn về các tài khoản và tài khoản tự động hóa (bot) giả mạo trên Twitter trong nhiều tuần, dường như đã nhận được một số quan điểm về vấn đề này với những người khác. Sau khi bức thư của ông Musk gửi tới Twitter được công khai vào thứ Hai vừa rồi, Ken Paxton, Tổng chưởng lý Texas, cho biết trong một bản tường trình rằng ông đang mở một cuộc điều tra về công ty "vì có khả năng gây hiểu lầm cho người Texas về số lượng người dùng 'bot' của họ". Twitter từ chối bình luận về cuộc điều tra của ông Paxton.

Khi ông Musk đồng ý mua Twitter vào tháng 4, ông nói rằng ông muốn đưa công ty trở thành công ty tư nhân, cho phép nhiều  tự do ngôn luận hơn trên nền tảng này và cải thiện các tính năng của dịch vụ. Nhưng trong những tuần kể từ đó, thị trường chứng khoán đã lao dốc vì lo ngại lạm phát, thêm vào đó là tình hình căng thẳng của cuộc chiến ở Ukraina và những thách thức về chuỗi cung ứng.

Sự suy thoái đã ảnh hưởng đến cổ phiếu của các công ty như Tesla, vốn là nguồn tài sản chính của ông Musk. Tình trạng hỗn loạn cũng đã gây xáo trộn thị trường tín dụng, có khả năng khiến các ngân hàng khó bán các khoản nợ thường được huy động để tài trợ cho việc tiếp quản. Các nhà phân tích đã suy đoán rằng, những yếu tố này đã khiến ông Musk hối hận về việc chi 44 tỷ USD cho công ty truyền thông xã hội.

Trong những tuần gần đây, ông Musk đã đe dọa sẽ tạm dừng thỏa thuận với Twitter vì số lượng tài khoản giả mạo của nó. Tháng trước, ông đã đăng một cái tweet với nội dung rằng "thỏa thuận không thể tiến triển” cho đến khi Twitter đưa ra “bằng chứng” rằng những tài khoản này chỉ chiếm dưới 5% người dùng, như công ty đã nhiều lần nói. Ông cũng đưa ra nhận xét tương tự tại một hội nghị ở Miami, cho thấy rằng ông đang cố gắng tạo cơ sở để thực hiện lại thỏa thuận.

Khi làm như vậy, ông Musk dường như đang xây dựng một tình huống để lập luận rằng Twitter đã trải qua một "thay đổi bất lợi quan trọng" sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của nó, điều này có thể cho phép ông phá bỏ thỏa thuận. Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý đã đặt câu hỏi về giá trị của lập luận đó, đặc biệt vì Twitter từ lâu đã tiết lộ rằng các tài khoản giả đại diện cho khoảng 5% người dùng của nó.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Elon Musk muốn hủy bỏ thương vụ mua lại Twitter  - Ảnh 2.

Elon Musk định mua Twitter với giá 44 tỷ USD.

Tuy nhiên, bức thư của ông Musk hôm qua đã thể hiện một chiến lược mới. Thay vì chỉ đơn giản nói rằng tỷ phú không tin những con số của Twitter, các luật sư của ông ấy nói trong bức thư rằng công ty đang vi phạm nghĩa vụ của mình khi không cung cấp cho ông Musk thông tin mà ông cho là quan trọng đối với thỏa thuận - trong trường hợp này, phía Twiter sẽ giải thích như thế nào về số lượng tài khoản bot của họ.

Các luật sư viết rằng ông Musk đã “nhiều lần” yêu cầu thêm thông tin về cách Twitter đo lường các tài khoản spam và giả mạo trên nền tảng của mình và ông đã “nói rõ rằng ông không tin rằng các phương pháp kiểm tra lỏng lẻo của công ty sẽ cung cấp đầy đủ nên ông phải tiến hành phân tích riêng”.

Họ cho biết sự hợp tác của Twitter là cần thiết để đảm bảo nguồn tài chính nợ mà các ngân hàng đã cam kết tài trợ cho thỏa thuận. Morgan Stanley và các công ty cho vay khác đã cam kết khoản nợ 13 tỷ USD để giúp trả cho việc tiếp quản công ty của ông Musk. Những cam kết đó được điều chỉnh bởi các hợp đồng pháp lý tương tự như thỏa thuận.

Ann Lipton, giáo sư về quản trị công ty tại Trường Luật Tulane, cho biết: “Những gì ông ấy đang thực sự làm là một nỗ lực khôn ngoan hơn nhiều để thoát ra khỏi thỏa thuận sáp nhập. Nếu Twitter thực sự là những yêu cầu thông tin đáng tin cậy và những yêu cầu thông tin đó là cần thiết và chính đáng để Musk có thể nhận được trợ giúp tài chính của mình, đó là những gì ông ấy tuyên bố trong bức thư này và nó có thể được xem là một vi phạm cho phép Musk hủy bỏ thương vụ mua bán này”.

Ngược lại, Twitter có thể lập luận rằng, họ không có thông tin mà ông Musk đang yêu cầu hoặc không cần thiết để giao dịch kết thúc, bà nói thêm.

Một thỏa thuận dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 24/10. Nếu không đạt đến thỏa thuận vào thời điểm đó, một trong hai bên có thể hủy bỏ giao dịch. Nếu giao dịch bị trì hoãn bởi các phê duyệt quy định vào thời điểm đó, ông Musk và Twitter sẽ có thêm sáu tháng để kết thúc nó. Thỏa thuận bao gồm khoản phí đền bù trị giá 1 tỷ USD cho cả hai bên, trong một số điều kiện nhất định.

Theo nhiều khía cạnh, thỏa thuận có vẻ như đang đi đúng hướng. Tuần trước, Twitter thông báo rằng họ đã nhận được giấy phép theo quy định từ Ủy ban Thương mại Liên bang để tiếp tục kinh doanh.

Về mặt tài chính, ông Musk tiết lộ trong một hồ sơ vào tháng trước rằng ông đã nâng cam kết tiền mặt cá nhân của mình đối với thỏa thuận, hủy bỏ một khoản vay theo kế hoạch đối với cổ phiếu của Tesla. Ông cũng cho biết ông đang đàm phán với các cổ đông Twitter khác, bao gồm cả Jack Dorsey, người đồng sáng lập công ty, về việc chuyển cổ phiếu hiện có của họ vào công ty sau khi nó được chuyển sang chế độ riêng tư.

Đối với Twitter, việc hoàn thành thỏa thuận là tồn tại. Công ty đã phải đối mặt với những khó khăn trong việc cung cấp kết quả tài chính nhất quán và tăng số lượng người dùng.

Parag Agrawal, giám đốc điều hành của Twitter, tháng trước đã cắt giảm chi tiêu tùy ý của công ty và đóng băng việc tuyển dụng mới. Kể từ khi tiếp quản vào tháng 11, anh Parag đã thay đổi những vị trí hàng đầu của công ty và có kế hoạch cho nhiều thay đổi hơn. 

“Tôi biết chúng tôi đã trải qua một thời kỳ không chắc chắn. Chúng tôi đang chuyển sự tập trung trở lại công việc của mình", anh nói trong một cuộc họp công ty gần đây.

(Nguồn: The New York Times)

Thảo Vy

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật