Một thập kỷ trước, khi hàng xóm xung quanh tháo chạy khỏi những đám mây phóng xạ phát ra từ nhà máy hạt nhân Fukushima gần đó, Sakae Kato - một người đàn ông ở Fukusima, Nhật Bản - đã quyết định ở lại để giải cứu những chú mèo bị họ bỏ rơi.
“Tôi muốn ở đây để cứu những sinh vật cuối cùng”, ông chia sẻ từ căn nhà của mình trong khu vực cách ly.
Ông Sakae Kato bên những chú mèo trong căn nhà của mình tại khu vực cách ly (Ảnh: reuters) |
Cho đến giờ, người đàn ông 57 tuổi này đã tự tay chôn cất 23 chú mèo trong vườn nhà, và đang chăm sóc 41 chú mèo khác trong nhà và trong nhà kho bỏ trống trên mảnh đất của ông. Ông làm nóng thức ăn bằng chiếc bếp paraffin và để đồ ăn cho những chú mèo hoang trong nhà kho. Ông cũng cứu giúp một chú chó tên Pochi. Không có nước, ông phải lấy từ dòng suối trên núi gần đó và lái xe ra toilets công cộng.
Ảnh: reuters. |
Từng là chủ một doanh nghiệp xây dựng nhỏ, ông cho biết quyết định ở lại khi 160.000 người di tản được đưa ra bởi cú shock khi ông nhìn thấy hàng loạt xác thú nuôi chết trong những ngôi nhà bỏ hoang mà ông giúp tháo dỡ. Hơn nữa, chúng cũng cho ông một lý do để ở lại trên mảnh đất của tổ tiên.
“Tôi thực sự không muốn rời đi, tôi thích sống tại những ngọn núi này”, ông cho biết khi đứng trước ngôi nhà gỗ 2 tầng ọp ẹp của mình.
Ông Sakae Kato chơi với 2 chú mèo mà ông cứu giúp, Mokkun và Charm (Ảnh: reuters). |
Các nhà hoạt động cứu hộ động vật kiểm tra và tiêm thuốc cho những chú mèo (Ảnh: reuters) |
Những chiếc ván sàn chảy xệ, mục nát. Những tấm tường đầy lỗ hổng trong khi mái ngói thì bị lật tung bởi cơn chấn động mạnh tháng trước, làm khuấy động những ký ức đáng sợ về trận động đất kinh hoàng ngày 11 tháng 3 năm 2011 đã gây nên đợt sóng thần và khủng hoảng hạt nhân.
“Có lẽ nó chỉ có thể trụ được khoảng 2 đến 3 năm nữa, những bức tường đã bắt đầu nghiêng ngả”, ông Kato tâm sự về ngôi nhà mục nát của mình. Gần nhà, quá trình khử độc trên những cánh đồng báo hiệu mọi người sớm quay trở lại.
Ông Sakae Kato đi dạo cùng chú chó Pochi do ông giải cứu trên con đường vắng tại khu vực hạn chế ở thị trấn Namie hôm 20/2 vừa qua (Ảnh: reuters). |
Ông ước tính bản thân đã chi khoảng 7.000 USD một tháng cho “thú nuôi” của mình, bao gồm thức ăn cho cả những chú lợn rừng thường tụ họp quanh nhà ông mỗi khi hoàng hôn. Nông dân thường coi chúng như những sinh vật phá hoại và đổ cho chúng tội phá hỏng những ngôi nhà trống. Ông từng bị bắt do nghi ngờ thả những chú lợn rừng bị mắc bẫy đặt bởi chính phủ hồi tháng Hai.
Ông Sakae Kato cho những chú lợn rừng hoang ăn trong khu vực giới hạn (Ảnh: reuters). |
Yumiko Konishi, một bác sĩ thú ý từ Tokyo từng giúp đỡ ông Kato cho biết những tình nguyện viên đã thay nhau chăm sóc lũ mèo, nhưng đã có ít nhất một chú mèo đã chết từ khi ông bị bắt.
Nỗi sợ quẩn quanh
Khoảng 30 km về phía Đông Nam, vẫn thuộc phạm vi khu vực cấm, bà Hisae Unuma, một cư dân khác ở Fukusima cũng đang khảo sát tình trạng ngôi nhà từng chống chọi với trận động đất vào một thập kỷ trước, và giờ cũng gần như sụp đổ sau nhiều năm hứng chịu gió, mưa và tuyết. “Tôi ngạc nhiên khi ngôi nhà vẫn còn đó”, người phụ nữ 67 tuổi tâm sự.
Bà Hisae Unuma trong trang phục bảo hộ, ghé thăm nghĩa trang gia đình, gần nơi bà từng sinh sống (Ảnh: reuters). |
Bà Unuma đã tháo chạy khi hệ thống làm mát tại nhà máy hạt nhân của Công ty Điện lực Tokyo Electric Power cách đó 2,5km bị hỏng và các lò phản ứng tại đó bắt đầu tan chảy.
Chính phủ đã quảng bá hình ảnh của Fukushima như một biểu tượng hồi sinh quốc gia để chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic Tokyo, khuyến khích người dân trở lại vùng đất từng bị ô nhiễm. Dù vậy, nỗi sợ hãi về nhà máy hạt nhân, công việc cũng như cơ sở hạ tầng nghèo nàn tại đây khiến mọi người không mấy mặn mà.
Máy đo phóng xạ cho thấy mức độ phóng xạ 1,89 microsieverts mỗi giờ gần nghĩa trang gia đình bà Hisae Unuma, gần nơi bà từng sinh sống trước khi xảy ra thảm họa (Ảnh: reuters). |
Bà Unuma, giờ đây là một nông dân trồng rau tại tỉnh Saitama gần Tokyo, nơi chồng bà đã qua đời vào 3 năm trước, quyết định không trở lại cho dù chính phủ có cào bỏ hết đất nhiễm phóng xạ trên cánh đồng của bà. Bà chỉ cảm thấy an toàn khi chính phủ loại bỏ các lõi phóng xạ tại Fukushima, và nhiệm vụ ấy sẽ phải mất hàng thập kỷ.
Trước khi dành 4 tiếng lái xe về nhà mới của mình, bà Unuma ghé thăm những chú bò tót trong trang trại gia súc Hy vọng của ông Masami Yoshizawa, bất chấp lệnh tiêu hủy gia súc nhiễm xạ của chính phủ và Công ty Điện lực Tokyo.
Bà Hisae Unuma cho những chú bò ăn rau tại trang trại Hy vọng (Ảnh: reuters) |
Trong số 233 chú bò ở đây vẫn còn những chú bò sống sót từ đàn bò 50 con mà Unuma đã từng chăm sóc. Chúng là những kết nối sống cuối cùng với cuộc sống trước đây của bà, khi thảm họa chưa ập đến.