• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Người ta đã nói gì về CEO Google Sundar Pichai?

CEO Google Sundar Pichai là một nhà lãnh đạo kiệm lời, cương trực nhưng nhiều lúc lại kém...

Tờ Wall Street Journal đề lời tựa rằng: “Nếu có một điều mà hầu hết mọi người đồng ý về Giám đốc điều hành Google Sundar Pichai, thì đó là ông ấy rất tử tế”.

Giám đốc phần cứng của Google, Rick Osterloh, nhận xét: “Anh ấy thực sự chu đáo và vô cùng tốt bụng”. Cựu giám đốc điều hành Keval Desai cũng cho rằng: “Sundar thật tuyệt vời”. “Anh ấy luôn thích chia sẻ những câu chuyện về những đứa trẻ của mình”, Giám đốc Quản lý sản phẩm Rishi Chandra, cho biết.

im-230736.

Vì vậy, sẽ công bằng khi nói rằng Google, một trong những công ty lớn nhất và có ảnh hưởng nhất thế giới, được dẫn dắt bởi một người đàn ông trung thực và thẳng thắn có đức tính tốt. Phong cách trầm tĩnh có chủ ý của ông đã giúp ông có được công việc hàng đầu tại một công ty có lịch sử xung đột về tính cách.

Hầu hết mọi người cũng đồng ý với điều này. Tuy nhiên, điều đó sẽ không đủ cho những gì sắp xảy ra tiếp theo với Google.

Các công tố viên liên bang và tiểu bang Mỹ dự kiến sẽ đệ đơn kiện chống độc quyền ngay trong tháng này, khẳng định rằng Google đang lợi dụng vị trí số một của mình trong mảng tìm kiếm trực tuyến để chèn ép đối thủ cạnh tranh, đưa ra các quy định không công bằng và giá cả quá cao so với thực tế. Các cáo buộc này đã đặt Pichai vào vai trò đối lập với chức vụ mà ông đã nắm giữ thuở đầu trong sự nghiệp của mình. 

Khoảng 15 năm trước, ông là người chủ chốt của Google trong công tác làm việc với các cơ quan quản lý chống độc quyền. Ông đã giúp thuyết phục các nhà chức trách châu Âu đưa ra cáo buộc chống lại Tập đoàn Microsoft thống trị lúc bấy giờ.

  Ông Pichai rời phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Hạ viện vào năm 2018. Ảnh: Bloomberg

Ông Pichai rời phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Hạ viện vào năm 2018. Ảnh: Bloomberg

Google, vốn được tôn sùng từ lâu ở Thung lũng Silicon về trí tuệ và sự sáng tạo, cũng đang trong thời kỳ trì trệ đổi mới. Gần như tất cả sự tăng trưởng gần đây của công ty này đều đến từ việc quảng cáo trực tuyến. Google vẫn chưa đạt được thành công về phần cứng, mặc dù đã có nhiều năm nỗ lực với các công ty tiềm năng như Waymo, bộ phận xe tự lái, đã tốn rất tiền nhưng chỉ thu được rất ít kết quả khả quan cho đến nay.

Google đã không có một cú đánh lớn nào vào người tiêu dùng trong một thập kỷ qua. Trong bối cảnh đại dịch, lần đầu tiên trong lịch sử, công ty công bố doanh thu hàng quý thấp hơn quý trước, trong khi những gã khổng lồ công nghệ khác lại có được kết quả khả quan.

Những áp lực đó khiến ông Pichai cần phải bắt đầu đưa ra những lựa chọn đau đớn mà ông có thể tránh cho đến nay. Các công tố viên có thể cố gắng buộc Google cắt bỏ những phần quan trọng trong đế chế toàn cầu của mình. Người đàn ông 48 tuổi cũng đang đối mặt với áp lực nội bộ, trong việc vạch ra một con đường mới cho gã khổng lồ tìm kiếm ngoài quảng cáo trực tuyến.

Ông Pichai làm Giám đốc điều hành của Google từ năm 2015. Ông vừa được thăng chức vào tháng 12 để lãnh đạo công ty mẹ Alphabet, thay thế người đồng sáng lập công ty Larry Page. Sự thăng tiến trong nhiệm kỳ 16 năm tại Google đã đưa ông Pichai từ một giám đốc sản phẩm vô danh trở thành “L-Team” của ông Page, một nhóm giám đốc nội bộ. 

Hầu hết những người khác trong nhóm đều đã rời Google, đa phần là bị sa thải bởi các chiến lược sai lầm, được nơi khác chiêu gọi và một loạt các cáo buộc quấy rối tình dục.

Các nhân viên của Google ở ​​New York đã tổ chức một buổi biểu tình về quấy rối tình dục vào năm 2018. Ảnh: Getty
Các nhân viên của Google ở ​​New York đã tổ chức một buổi biểu tình về quấy rối tình dục vào năm 2018. Ảnh: Getty

Ông Pichai phần lớn đã tránh được xung đột hoàn toàn trong một công ty phát triển mạnh mẽ. Ông đã xây dựng được đồng minh trong toàn công ty, thực hiện các dự án trên vô số cánh tay của Google, cũng như trong bộ máy điều hành. Ông ít nói trong hầu hết các cuộc họp và im lặng trong những cuộc họp khác, thường trả lời gián tiếp các câu hỏi hoặc yêu cầu thêm thời gian để đưa ra quyết định riêng tư. Các nhân viên cho biết, có thể thấy ông đi lại các sảnh, một thân đơn độc với những suy nghĩ của mình trước các cuộc họp lớn.

Ông Desai nói: “Anh ấy đã nhận được công việc CEO, bởi vì anh ấy là người duy nhất không muốn ghế CEO”.

Là một người khá nguyên tắc, ông Pichai thường xuyên đến cùng một quán ăn Mexico để thưởng thức món burrito chay khi đến thăm các văn phòng của Google ở Seoul, Hàn Quốc. Ông đi du lịch và đem theo bia gừng của riêng mình, kẹo ngậm gừng phòng trường hợp ngã bệnh, và là một tín đồ của kẹo cao su. Các đồng nghiệp cho biết, họ thường có thể bắt gặp một vài khoảnh khắc CEO Google tại các cửa hàng miễn phí của Google, khi ông ghé nhận kẹo cao su hàng ngày.

Wall Street Journal nhận xét: “Ông Pichai có thể thận trọng đến cùng cực”. 

Trong lời khai công khai vào cuối tháng 7 tại Hạ viện, ban đầu ông từ chối trả lời liệu Google có từ chối việc sử dụng lao động nô lệ để sản xuất sản phẩm của mình hay không. Dù đang bị cáo buộc nhưng ông vẫn phản hồi lại, rằng mình cần “thảo luận thêm về nó”. Trong khí đó, Giám đốc điều hành của Amazon, Jeff Bezos, đã lập tức trả lời “có” khi được hỏi câu tương tự.

Ông Pichai phát biểu tại Hội nghị các nhà phát triển Google I/O ở Mountain View vào năm 2018. Ảnh: Bloomberg
Ông Pichai phát biểu tại Hội nghị các nhà phát triển Google I/O ở Mountain View vào năm 2018. Ảnh: Bloomberg

Một số giám đốc điều hành hiện tại và trước đây nói rằng họ khó đọc được tâm trạng của Pichai. Một số giám đốc điều hành hàng đầu, bao gồm cả cựu lãnh đạo mảng điện toán đám mây và tìm kiếm, đã từ chức vì thất vọng với tốc độ ra quyết định chậm chạp của ông.

“Nếu có một lời chỉ trích hiện tại về ông Pichai từ bên trong Google, đó là có quá nhiều sự phân vân và chưa quyết đoán về những gì chúng tôi thực sự cần làm”, một giám đốc điều hành hiện tại của Google cho biết.

Ông Chandra, Phó Chủ tịch bộ phận Nest của Google, cho biết năm ngoái ông đã gửi cho vị CEO này một bộ điều khiển nhà thông minh nguyên mẫu, và chỉ nhận được một phản hồi: Thêm chế độ chụp ảnh tự sướng vào máy ảnh. Ông Pichai thừa nhận, góp ý này đến từ những đứa con của mình.

Ông Pichai cùng với ông Page và đồng sáng lập Google Sergey Brin, đã từ chối yêu cầu phỏng vấn của Wall Street Journal. Thông qua người đại diện, ông Pichai đề nghị một số cấp dưới và đồng nghiệp hiện tại cùng đồng nghiệp cũ phát biểu thay mặt ông. 

Mặc dù tất cả đều khen ngợi khả năng lãnh đạo của ông, nhưng có vẻ ít người biết rõ về ông. Có người nói rằng ông yêu margarita, một loại cocktail bao gồm rượu tequila, rượu mùi cam và nước cốt chanh. Có người lại nói ông Pichai thích rượu vang Ý.

Hiroshi Lockheimer, Phó Chủ tịch cấp cao của Google, người giám sát các bộ phận nền tảng di động Android và trình duyệt Chrome, cho biết: “Anh ấy giàu lòng trắc ẩn, vì vậy anh ấy quan tâm đến mọi người”.

Tuy nhiên, CEO Google đôi khi lại “âm thầm nguy hiểm”.

Một cựu giám đốc điều hành nhớ lại, một lần ông bất đồng với ông Pichai trong cuộc họp với ông Page. Ông Pichai không phản ứng gì trong lúc đó, nhưng dồn cấp dưới vào chân tường ngay sau khi họ rời khỏi phòng. “Chúng ta đừng bao giờ bất đồng trước mặt Larry”, ông Pichai nói và lặng lẽ rời đi.

Không giống như ông Pichai, Giám đốc điều hành lâu nhất của công ty, Eric Schmidt, say sưa với ánh đèn sân khấu. Được tuyển dụng vào năm 2001, ông giám sát các thương vụ mua lại, tiếp tục tạo thành xương sống của Google hiện đại, bao gồm YouTube, Android và “cường quốc quảng cáo” DoubleClick. Đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng năm 2004 của công ty đã giúp ông Schmidt trở thành tỷ phú USD, mà ông đóng vai trò như một nhà “tài trợ chính trị” có ảnh hưởng.

Năm 2011, ông Schmidt được kế nhiệm bởi ông Page, công ty giải thích là “để tăng tốc độ ra quyết định”.

Ông Page có cách làm việc cứng rắn, có xu hướng bác bỏ những ý tưởng mà ông không thích, và thẳng thừng nhận xét "ngu ngốc”. Ông đã đưa Google đến với những ý tưởng khác biệt như hệ thống phát tín hiệu internet từ bầu trời và các giải pháp để chống lại quá trình lão hóa.

Eric Schmidt và ông Pichai tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, năm 2018. Ảnh: Shutterstock
Eric Schmidt và ông Pichai tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, năm 2018. Ảnh: Shutterstock

Năm 2012, ông Page thông báo ông bị chứng liệt thanh âm hiếm gặp và phải cúi đầu hầu hết các lần xuất hiện trước công chúng. Và khoảng trống đó đã đưa một nhóm giám đốc điều hành ít được biết đến hơn vào vị trí kế nhiệm.

Trong đó bao gồm ông Pichai, một tay “lão làng” trong Google. Sinh ra ở thành phố hạng trung Madurai ở miền Nam Ấn Độ, ông phải ngủ trên sàn phòng khách bên cạnh em trai mình trong nhiều năm lúc thời thơ ấu. Pichai đã nói với các đồng nghiệp rằng, hai trong số những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong thời thơ ấu của ông, là những ngày gia đình ông mua một chiếc tủ lạnh và một chiếc điện thoại để bàn quay số.

Jennifer Fitzpatrick, một trong những nhân viên đầu tiên của Google, cho biết: “Anh ấy luôn chạy cảm với ý nghĩa của việc khi một phần công nghệ xuất hiện và thay đổi cơ bản cuộc sống của bạn”.

Ông Pichai đã tốt nghiệp đại học tại Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Kharagpur, và sau đó học ở Đại học Stanford và trường kinh doanh Wharton, bằng học bổng. Chiếc vé máy bay đầu tiên đến Mỹ của ông Pichai đã tiêu tốn của cha ông, một kỹ sư điện, số tiền tương đương hơn một năm lương.

Ông Pichai tham dự một diễn đàn tại Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Kharagpur vào năm 2017. Ảnh: Getty
Ông Pichai tham dự một diễn đàn tại Học viện Công nghệ Ấn Độ ở Kharagpur vào năm 2017. Ảnh: Getty

Ông gia nhập Google vào năm 2004, sau các vị trí tại công ty bán dẫn Applied Materials và công ty tư vấn McKinsey. Đây là thời điểm bùng nổ ở Thung lũng Silicon nói chung và tại Google nói riêng. Sau một chặng đường gập ghềnh để chào bán, đợt IPO của công ty đã thành công vang dội, và công ty tràn ngập tiền mặt và những ý tưởng mới.

Ông Pichai được giao phụ trách nỗ lực thuyết phục các đối thủ cạnh tranh, như Dell về việc cài đặt trước công cụ tìm kiếm hàng đầu của công ty trên các máy tính trên toàn thế giới. Đó đã là một thành công của ông.

Ông Pichai bắt đầu nhận các nhiệm vụ cao nhất. Ông đã làm việc “đằng sau hậu trường”, để sắp xếp dữ liệu và trình bày trường hợp của Google với các cơ quan quản lý chống độc quyền, nhằm chống lại Microsoft, khi đó là chủ sở hữu của trình duyệt internet thống trị, Internet Explorer. Liên minh châu Âu sau đó đã phạt Microsoft số tiền kỷ lục 732 triệu USD, vì cáo buộc vi phạm cạnh tranh, mức phạt sẽ chỉ nhỏ hơn 5 tỷ USD tiền phạt của chính Google vào năm 2018, khi ông Pichai là Giám đốc điều hành.

Ông Pichai trở nên nổi tiếng hơn, ít nhất là trong số các nhà công nghệ, vào năm 2008, khi ông đồng lãnh đạo phát triển trình duyệt Chrome, được xem như một phiên bản rút gọn, nhanh hơn của Internet Explorer của Microsoft. 

Chrome hiện chiếm khoảng 70% thị phần toàn cầu.

Ông Pichai lúc còn là Phó chủ tịch cấp cao của Google phụ trách Chrome, vào năm 2013. Ảnh: Bloomberg
Ông Pichai lúc còn là Phó chủ tịch cấp cao của Google phụ trách Chrome, vào năm 2013. Ảnh: Bloomberg

Khi Google nổi lên, Microsoft đã trở thành nỗi ám ảnh của các giám đốc điều hành. Mỗi thứ hai hàng tuần với tư cách là giám đốc điều hành, ông Page sẽ tổ chức các cuộc họp cả ngày với các báo cáo trực tiếp của mình.

“Làm thế nào để chúng ta không trở thành Microsoft?” là câu hỏi được ông lặp đi lặp lại trong nhiều tuần liên tiếp.

Cách tiếp cận của ông Pichai là chọn ứng dụng những tiến bộ cùng với việc tăng gấp đôi các sản phẩm gia dụng của Google.

Vào khoảng năm 2012, ông xung đột với Vic Gundotra, người đứng đầu nền tảng xã hội Google Plus, về triển khai tính năng nhắn tin tới iPhone trước những sản phẩm của Google. Ông Gundotra cho rằng công nghệ của Google chưa thể xử lý tính năng này. Ông Pichai bực bội đập bàn.

Một trong những lần thăng chức lớn cuối cùng trước khi trở thành CEO đã giúp ông Pichai có cơ hội giám sát Android, nhánh phần mềm di động. Ở đó, động thái chính của ông là “cắt đứt tham vọng” của đơn vị này. Ông đã bỏ qua các kế hoạch chính thức để biến Android trở thành phần mềm thống trị trên tất cả các sản phẩm của Google. Ông lập luận rằng việc cố gắng tích hợp tất cả chúng sẽ dẫn đến xung đột nội bộ.

Kết quả là Google có hệ sinh thái quá lỏng lẻo, các sản phẩm của họ được tích hợp với nhau yếu hơn so với Apple và các nền tảng khác. Về nhắn tin, Google cùng chạy các ứng dụng cạnh tranh có tên Meet, Chat, Messages, Duo và Hangouts. Và công ty này cho biết họ không có kế hoạch kết hợp chúng.

Ông Pichai không thoải mái khi nói ra những quyết định khó khăn. Tony Zingale, cựu Giám đốc điều hành của Jive Software, nhớ lại thời kỳ của ông Pichai vào năm 2014, khi ông ấy nói với ông Zingale rằng ông sẽ phải từ chức hội đồng quản trị của Jive, để cống hiến hết mình cho Google. Ông Pichai tỏ ra lo lắng và căng thẳng, cho đến khi ông Zingale nói với ông rằng tất cả đều ổn. “Bạn có thể thấy anh ấy thở phào”, ông Zingale kể.

Vào năm 2015, Google tự tách mình thành tập đoàn Alphabet. Ông Page là vẫn giữ chức giám đốc điều hành của Alphabet, và không có giám đốc điều hành của Google, nhưng các cố vấn của công ty nói với ông rằng điều đó là không hợp theo luật chứng khoán.

Thay vào đó, Messrs Brin, Page và Schmidt giữ quyền kiểm soát cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty, cho họ quyền quyết định cuối cùng về mọi việc. Ông Pichai trở thành Giám đốc điều hành của Google, trong khi ông Page dẫn dắt Alphabet.

Ông Pichai đã đánh bại các đối thủ nội bộ, bao gồm cả Giám đốc điều hành YouTube Susan Wojcicki. Wall Street Journal cho rằng, đây là lần đầu tiên ông Pichai cảm thấy thích thú với vai trò của mình. Ông đã ra lệnh cải tạo công phu phòng điều hành của mình, để thêm một loạt các trường kỷ và không gian riêng tư hơn. 

Một phát ngôn viên gọi nó là “khu vực hợp tác”. Một số người tại Google đã đặt ra một thuật ngữ khác cho cách bố trí mới này, là “cung điện Sundar Pichai”.

Ông Pichai và Giám đốc điều hành YouTube Susan Wojcicki vào năm 2018. Ảnh: Getty
Ông Pichai và Giám đốc điều hành YouTube Susan Wojcicki vào năm 2018. Ảnh: Getty

Với tư cách là Giám đốc điều hành Google, mục tiêu của ông Pichai hiện gồm toàn bộ hoạt động kinh doanh quảng cáo trực tuyến của Google, một công ty khổng lồ chiếm gần 1/3 thị trường quảng cáo kỹ thuật số trị giá 130 tỷ USD, và chiếm gần như tất cả lợi nhuận của công ty. Mảng này gồm các quảng cáo chạy trên công cụ tìm kiếm hàng đầu của Google, cũng như các quảng cáo khác chạy trên các trang web bên ngoài nhưng do Google đặt.

Với ghế CEO, ông Pichai nhiều lần đưa ra quyết định lớn. Xung quanh cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, các giám đốc điều hành quảng cáo hàng đầu của Google đã đề xuất chấm dứt quảng cáo chính trị trên tìm kiếm. Họ chỉ ra rằng quảng cáo chính trị chỉ mang lại doanh thu tối thiểu, chỉ gây đau đầu thêm mà không đáng giá. Ông Pichai đã phủ nhận, và Google tiếp tục quảng cáo chính trị trong cuộc bầu cử này.

Vào tháng 8/2017, một bản ghi nhớ nội bộ đã gây ra một cơn bão lửa trong lực lượng lao động thiên về cánh tả của công ty. Trong đó, kỹ sư James Damore của Google cho rằng, nam giới có thể phù hợp với các công việc công nghệ hơn phụ nữ.

Ông Pichai lập tức sa thải ông Damore trong vòng một tuần. Động thái này khiến Google trở thành kẻ thù không đội trời chung đối với những nhà phê bình bảo thủ, và dẫn đến một vụ kiện từ ông Damore, may thay sau đó đã được dàn xếp.

Sự sẵn sàng uốn nắn nhân viên trước những lời chỉ trích đã sớm làm hỏng mối quan hệ của ông Pichai với một trong những cấp phó hàng đầu của ông, trong đó có Diane Greene, thành viên hội đồng quản trị Alphabet và là người đứng đầu bộ phận điện toán đám mây của Google. 

Bà Greene đã thảo luận với ông Pichai về việc đấu thầu của công ty để làm mới Dự án Maven, một dự án của Bộ Quốc phòng nhằm tích hợp tốt hơn trí tuệ nhân tạo vào các hệ thống máy tính của mình. Tuy nhiên, các nhân viên phát hiện ra vào năm 2018, hàng nghìn người đã ký đơn phản đối công việc này.

Bà Greene tin rằng bà có sự ủng hộ của ông Pichai nên liên tục bảo vệ dự án, và đã rất thất vọng khi được ông Pichai yêu cầu từ bỏ, do bị phản đối kịch liệt. Sự cố này đã buộc bà phải rời khỏi Google vào đầu năm 2019.

John Giannandrea, hiện là người đứng đầu bộ phận trí tuệ nhân tạo của Apple, đã từ chức khỏi Google vài tháng trước đó vì những lý do tương tự.

Ảnh chụp John Giannandrea vào năm 2017, ông đã rời Google vào năm 2018. Ảnh: Bloomberg
Ảnh chụp John Giannandrea vào năm 2017, ông đã rời Google vào năm 2018. Ảnh: Bloomberg

Một số giám đốc điều hành hiện tại nói rằng, ông Pichai coi vai trò của Google như một chiếc lều lớn, một công ty có sản phẩm có thể cải thiện cuộc sống của nhiều người dùng. Gần nhất, ông đã yêu cầu phần mềm trí tuệ nhân tạo của công ty, Google Assistant, hoạt động bằng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh. Ông đã thúc đẩy phần mềm này hoạt động trên cả những thiết bị rẻ tiền nhất.

Vào tháng 1/2020, trước khi COVID-19 ập đến, ông Pichai đã dành hàng giờ ở nhà để đọc các tờ báo địa phương châu Á, và tin rằng nó sẽ là một mối đe dọa. Tập đoàn này là một trong những nhà tuyển dụng lớn đầu tiên đưa công nhân về nước vào giữa tháng 3, và là tập đoàn lớn đầu tiên của Mỹ gia hạn đơn hàng đến giữa năm 2021. Ông Pichai đã đích thân thực hiện cuộc gọi về việc này.

Ông Pichai đã làm chứng trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện tại phiên điều trần về việc thu thập và sử dụng dữ liệu của Google vào năm 2018. Ảnh: Getty
Ông Pichai đã làm chứng trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện tại phiên điều trần về việc thu thập và sử dụng dữ liệu của Google vào năm 2018. Ảnh: Getty

Bản thân ông tiếp tục làm việc trực tiếp tại trụ sở chính của Google Mountain View, California, nơi áp lực mà công ty phải đối mặt đang bắt đầu đè nặng lên ông, Caesar Sengupta, phó chủ tịch Google, cho biết. 13 năm trước, cả hai chia nhau một văn phòng, cả hai rất thân thiết. Một lần, ông Pichai đã gửi đơn từ chức giả thay mặt một nhân viên cho ông Sengupta, vì lo ngại người này chịu quá nhiều áp lực.

Ông Sengupta nói: “Sức nặng của thế giới đang đè nặng lên đôi vai đó. Tôi thật sự không từng thấy anh ta chơi khăm ai trong rất nhiều năm”.


Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật