• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Người tiêu dùng toàn cầu đối mặt với tình trạng thực phẩm khan hiếm

Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, tác động kéo dài của đại dịch Covid-19, xung đột tại...

Thế giới đang phải đối mặt với một cuộc thiếu hụt hàng hóa chưa từng có do Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, tác động kéo dài của đại dịch Covid-19, xung đột tại Ukraine và gián đoạn chuỗi cung ứng. 

Nhà sản xuất Huy Fong Foods cho biết tương ớt Sriracha ở Mỹ sẽ có thể thiếu trên các kệ hàng, do hạn hán và thời tiết khắc nghiệt, ảnh hưởng đến cây ớt. Một kg bơ nhãn hiệu Lurpak được bán với giá gần 12 USD vào tháng 7 - tăng so với khoảng 8 USD trong những tháng trước đó. 

Hay như ở Pháp, người dân đang phẫn nộ trước tình trạng khan hiếm và quy định giới hạn lượng mua được áp dụng đối với loại mù tạt Dijon yêu thích của họ. Thời tiết khắc nghiệt và hạn hán đã làm suy giảm nguồn cung hạt mù tạt trong và ngoài nước Pháp. Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn bị gián đoạn do đại dịch Covid-19.

Người tiêu dùng toàn cầu đối mặt với tình trạng thực phẩm khan hiếm

Ở Pakistan, vào đầu năm nay, chính phủ nước này đã thúc giục người dân bớt uống trà, để giúp đỡ nền kinh tế. 

Các siêu thị ở nhiều nơi trên Australia đã áp đặt giới hạn mua đối với những hộp trứng. Wes Lambert, Giám đốc Cơ quan Vận động Dịch vụ Thực phẩm, cho biết nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt là xung đột ở Ukraine, tình hình thời tiết, chi phí đầu vào tăng, và việc Australia đang thiếu hụt lao động trầm trọng.

Ở Nhật Bản, giá bột kiều mạch đã tăng khoảng 10-20% kể từ tháng 6. Các mặt hàng khác được sử dụng trong mì soba, bao gồm dầu và nước tương, cũng trở nên đắt đỏ hơn. Hàng triệu người thường ăn mì soba hàng ngày nhưng món ăn này đang dần biến mất khỏi thực đơn. 

Giá mì cũng đang tăng vọt ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Bộ trưởng Kinh tế Indonesia cũng nêu quan ngại về giá mì ăn liền Indomie tăng tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos năm nay.

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật