• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nguồn cung trong nước sắp cạn kiệt, Australia lên kế hoạch nhập khẩu gạo từ Việt Nam

Autralia sẽ hết gạo nội địa vào Giáng sinh tới, người dân nước này phải trông cậy vào...

Tờ Daily Mail đưa tin, Australia đang đối mặt với tình trạng thiếu gạo với dự báo nước này sẽ cạn kiệt nguồn lương thực quan trọng này vào dịp Giáng sinh năm nay. Giám đốc điều hành SunRice , một trong những nhà xuất khẩu thực phẩm có thương hiệu lớn nhất xứ sở chuột túi, Rob Gordon, cảnh báo các gia đình sẽ sớm buộc phải ăn gạo nhập khẩu từ Việt Nam khi nguồn cung trong nước tiếp tục cạn kiệt. 

Ông nói với The Daily Telegraph rằng: “Chúng tôi sẽ hết sạch gạo Australia vào Giáng sinh này. Các chuỗi cung ứng của chúng tôi gồm nguồn cung gạo ở Việt Nam sẽ là hàng rào chống lại sự thiếu hụt gạo của Australia. Chúng tôi sẽ vẫn có sản phẩm gạo trên kệ hàng nhưng đó sẽ không phải là gạo của Australia nữa”.

Một số loại gạo phổ biến nhất nước  Úc  của SunRice chuẩn bị hết sạch hàng do mùa vụ trong nước kém. Ảnh: Facebook SunRice
Một số loại gạo phổ biến nhất nước Úc của SunRice chuẩn bị hết sạch hàng do mùa vụ trong nước kém. Ảnh: Facebook SunRice

Lượng mưa thấp, thời tiết khô hạn và tình trạng tích trữ lương thực hoảng loạn từ khi có COVID-19 đều có liên quan đến việc nguồn cung gạo trong nước của Australia giảm dần. Lượng mưa thấp và điều kiện khô hạn đã khiến số liệu thu hoạch ghi nhận giảm hơn 90% kể từ năm 2017. Nông dân nước này cũng đổ lỗi cho việc quản lý và phân bổ nguồn nước kém dẫn đến việc các cánh đồng của họ nhận được rất ít hoặc không được tiếp cận được nguồn nước tưới. 

SunRice, nhà cung cấp gạo lớn nhất của nước này cho biết họ đã mất hơn 400 triệu USD từ việc xuất khẩu gạo. Trước tình thế này công ty đã buộc phải cắt giảm 2/3 trong số 600 lao động chủ chốt của mình ở vùng Riverina New South Wales, một trong những vùng sản xuất lúa gạo lớn nhất của Australia.  

Năm ngoái, SunRice cũng ghi nhận tình trạng sản xuất vụ lúa thấp thứ hai trong lịch sử. Chỉ có 54.000 tấn gạo được thu hoạch, so với 800.000 tấn thông thường. 

Người đứng đầu Sở Tài nguyên nước New South Wales, ông Melinda Pavey cho biết: “Ngành nông nghiệp lúa gạo của chúng tôi, với 98% trong số đó được trồng ở miền nam New South Wales, có nguy cơ sụp đổ khi hai năm qua không được cấp nước”.

Ông nói thêm: “Trong khi New South Wales đang phải trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất từng được ghi nhận, cộng đồng cư dân cũng sống khổ sở trong việc điều tiết lượng nước, miền Nam Australia lại đang vận hành Lower Lakes ở mức lũ nhẹ và xả hơn 600 triệu m3 vào Nam Đại Dương. 

Việc tích trữ lương thực trong cơn hoảng loạn COVID-19 được coi là phát súng cuối triệt hạ ngành gạo nội địa. Người tiêu dùng nước này đã thu gom mỗi người hàng chục, thậm chí hàng trăm túi gạo, giấy vệ sinh và mì ống trong tháng 3/2020. 

  Nhiều người tiêu dùng Australia hoảng sợ về COVID-19 nên đã đua nhau trữ sạch gạo ở các siêu thị. Ảnh: Daily Mail

Nhiều người tiêu dùng Australia hoảng sợ về COVID-19 nên đã đua nhau trữ sạch gạo ở các siêu thị. Ảnh: Daily Mail

Cùng lúc đó, các chuyên gia đã gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng việc mua sắm điên cuồng sẽ chỉ gây thêm căng thẳng cho ngành gạo. SunRice cảnh báo nhu cầu đang vượt quá "khả năng cung cấp". Việc tích trữ điên cuồng đã buộc thủ tướng Scott Morrison phải điện thoại khẩn cấp cho Chính phủ Việt Nam để bàn bạc về các hợp đồng cung cấp gạo tương lai.

Ông cũng đưa ra lời kêu gọi để một nhà máy thuộc sở hữu của Australia tại tỉnh Đồng Tháp có thể tiếp tục xuất khẩu gạo sang nước này dù Việt Nam đã đóng cửa biên giới.

Cuối tháng 8 vừa rồi, Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed), thành viên của Tập đoàn PAN, cho biết sẽ tiến hành xuất khẩu gạo trắng Ban Mai và gạo lứt Phúc Thọ sang thị trường Australia. Đây là lần đầu tiên sản phẩm gạo mang thương hiệu Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Australia.

Cũng trong tháng 8, giá gạo 5% tấm Việt Nam tăng từ 470 USD/tấn lên 480-490 USD/tấn (gần 11,4 triệu đồng/tấn). Đây là mức giá cao nhất của gạo xuất khẩu Việt Nam kể từ cuối năm 2011 do tác động từ yếu tố mùa vụ, hiện vụ thu hoạch Hè Thu đã gần kết thúc nên nguồn cung bị thu hẹp hơn.

TẤT ĐẠT

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật