• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhà dịch tễ học Larry Brilliant: Đại dịch sẽ khó kết thúc sớm do có thêm những biến chủng mới

Đại dịch COVID-19 sẽ không sớm kết thúc - do chỉ có một tỷ lệ nhỏ dân số thế giới...

Tiến sĩ Larry Brilliant, một nhà dịch tễ học thuộc nhóm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã giúp xóa sổ bệnh đậu mùa, cho biết biến thể delta là “có thể là loại virus dễ lây lan nhất” từ trước đến nay mà thế giới từng biết đến.

Trong những tháng gần đây, Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc, cũng như các quốc gia khác ở châu Âu, châu Phi và châu Á đã phải vật lộn với một biến thể delta có khả năng lây truyền cao của virus.

6bdb1baa-b7d7-4104-b547-c959a96a753d.jpeg
Nhà dịch tễ học nổi tiếng người Mỹ Larry Brilliant.

WHO đã tuyên bố COVID-19 là một đại dịch toàn cầu vào tháng 3 năm ngoái - sau khi căn bệnh này, lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối năm 2019, lây lan khắp thế giới.

Theo ông Brilliant, có một tin tốt là các vaccine COVID hiện có - đặc biệt là vaccine sử dụng công nghệ mRNA và vaccine tiêm 1 mũi của hãng Johnson & Johnson - có thể chống lại Delta.

Trừ khi chúng ta tiêm chủng được cho tất cả mọi người ở hơn 200 quốc gia, vẫn sẽ có những biến chủng mới xuất hiện

Tiến sỹ Larry Brilliant - nhà dịch tễ học thuộc nhóm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)

Tuy nhiên, chỉ có 15% dân số thế giới đã được chủng ngừa và hơn 100 quốc gia đã tiêm chủng cho ít hơn 5% người dân của họ, ông Brilliant nhấn mạnh.

Ông Brilliant, người hiện là nhà sáng lập kiêm CEO của công ty tư vấn phản ứng đại dịch Pandefense Advisory

Ông nói: “Trừ phi chúng ta tiêm chủng được cho tất cả mọi người ở hơn 200 quốc gia, vẫn sẽ có những biến chủng mới xuất hiện” ông cũng dự đoán rằng COVID-19 cuối cùng sẽ trở thành một loại “virus vĩnh viễn” giống như bệnh cúm mùa.

Nguy cơ xuất hiện "siêu biến thể"

Ông Brilliant cho biết các mô hình của ông về đợt bùng phát COVID-19 ở San Francisco và New York dự đoán “đường cong dịch bệnh hình chữ V ngược”. Điều đó ngụ ý rằng nhiễm trùng tăng rất nhanh, nhưng cũng sẽ giảm nhanh chóng, ông giải thích.

Ông Brilliant nhận định: Nếu dự đoán trở thành sự thật, thì biến chủng Delta sẽ lây lan nhanh tới mức “về cơ bản không còn đối tượng để có thể lây nhiễm”.

Đó có vẻ cũng là những gì đã xảy ra ở Anh và Ấn Độ, nơi sự lây lan của Delta đã sụt giảm từ những mức đỉnh gần đây.

Số ca nhiễm mới bình quân mỗi ngày ở Anh trong 7 ngày gần nhất đã giảm còn khoảng 26.000 ca vào hôm 5/8, từ mức khoảng 47.700 ca vào hôm 21/7 – theo số liệu thống kê được tổng hợp bởi cơ sở dữ liệu trực tuyến Our World in Data.

Tại Ấn Độ, mức trung bình động trong bảy ngày của các trường hợp được báo cáo hàng ngày đã duy trì dưới 50.000 kể từ cuối tháng 6 - thấp hơn nhiều so với mức cao nhất hơn 390.000 ca một ngày vào tháng 5, dữ liệu cho thấy.

d.png

"Điều đó có lẽ cho thấy đây là hiện tượng 6 tháng ở một quốc gia thay vì hiện tượng 2 năm. Nhưng tôi cũng muốn cảnh báo mọi người rằng, đây là biến thể Delta và chúng ta vẫn chưa hết những ký tự Hy Lạp cho những biến thể mới sẽ xuất hiện".

Nhà dịch tễ này cho rằng, có một khả năng thấp về sự xuất hiện của "siêu biến thể" mà vaccine không có tác dụng với nó. Trong khi khó có thể dự đoán những điều như vậy thì ông Brilliant nhận định, đây không phải là điều không thể xảy ra và vì thế không thể loại bỏ kịch bản này.

"Nếu điều đó xảy ra, nó sẽ trở thành một sự kiện khủng khiếp. Do đó, chúng ta phải làm mọi thứ có thể để ngăn chặn viễn cảnh này. Điều đó cũng tức là mọi người phải được tiêm vaccine, không chỉ là những người hàng xóm của bạn, những người trong gia đình của bạn hay đất nước của bạn mà là cả thế giới".

Mũi tiêm tăng cường

Một số nước có tỷ lệ tiêm vaccine đạt tương đối cao như Mỹ và Isral đang có kế hoạch tiêm mũi nhắc lại cho người dân của nước mình.

Trong khi đó, một số nước như Haiti đến gần đây mới nhận được những lô vaccine đầu tiên.

106878306-1620193628899-gettyimages-1232692736-20210504_dli-aa-mn_vaccination-017-01(1).jpeg

WHO mới đây kêu gọi các nước giàu hoãn ý định tiêm nhắc lại vaccine COVID để tạo cho các nước nghèo cơ hội tiếp cận được nguồn vaccine.

Ngoài việc thúc đẩy chiến dịch tiêm vaccine ở những quốc gia có tỷ lệ chủng ngừa thấp, ông Brilliant cho rằng nhóm người cần được tiêm mũi tiêm tăng cường "ngay lập tức" là những người từ 65 tuổi trở lên và những người đã được tiêm vaccine đầy đủ cách đây 6 tháng nhưng có hệ miễn dịch yếu.

Nhà dịch tễ học cho biết: "Đây là nhóm người đang tạo nên nhiều đột biến khi virus xâm nhập vào cơ thể họ."

"Vì vậy, những người này cần mũi vaccine thứ ba ngay lập tức và việc này cũng cần triển khai nhanh chóng như việc phân phối vaccine tới những nước không có khả năng mua hoặc tiếp cận vaccine. Tôi cho rằng 2 việc này đều có quan trọng như nhau", nhà dịch tế học Brilliant cho hay.

NGỌC CHÂU

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật