• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhật ký làm việc của nữ sinh 21 tuổi tình nguyện khiêng xác bệnh nhân Covid-19

Sau thời gian dài làm việc tại nhà xác xử lý thi thể với vai trò là tình nguyện viên, Mariel...

Dịch Covid-19 đã làm hơn 200.000 người dân New York bị thiệt mạng, gây ra tình trạng quá tải cho các bệnh viện, nhà tang lễ. Trước tình hình này, Sở Y tế thành phố New York cho biết các bệnh viện, nhà tang lễ đã thuê hơn 100 nhân viên xử lý xác tạm thời. 

Mariel Sander, 21 tuổi, tháng cuối tại Đại học Columbia là một trong số những nhân viên được thuê để xử lý xác. Cô dành thời gian cuối cùng tại trường đại học để khiêng xác chết khỏi giường bệnh, chất lên những thùng xe đông lạnh.

Từ thời điểm Đại học Columbia đóng cửa, Sander chuyển về nhà tại bang New Jersey. Sau khi đọc được tin tuyển tình nguyện viên, cô đã đăng ký và được nhận với  mức lương 25 USD một giờ.

Mariel Sander - nữ sinh viên Đại học Columbia tình nguyện tham gia xử lý thi thể bệnh nhận chết vì Covid-19 ở New York. (Ảnh: Chicago Tribune)
Mariel Sander - nữ sinh viên Đại học Columbia tình nguyện tham gia xử lý thi thể bệnh nhận chết vì Covid-19 ở New York. (Ảnh: Chicago Tribune)

Cô bắt đầu làm việc tại nhà xác thuộc một bệnh viện ở quận Brooklyn từ ngày 14/4. Một tháng sau đó, cô đã liên lạc với New York Times, kể lại trải nghiệm làm việc với mong muốn chia sẻ công việc còn xa lạ với cộng đồng.

Theo lời kể của Sander, ở nhà xác nằm dưới tần hầm có cả những túi chứa xác trẻ sơ sinh, những thi thể cụt tay, chân, nhau thai, mẫu vật, tiêu bản... Vào ngày đầu tiên, Sander được yêu cầu đeo hai lớp khẩu trang gồm loại N95 và mặt nạ phẫu thuật, găng tay hai lớp, mặc hai bộ đồ bảo hộ và búi tóc cao.

Từ khi dịch bùng phạt, nhà xác đã lên đến 90 thi thể mỗi ngày. Hằng ngáy ẽ có hai xe đông lạnh đỗ trước cửa bệnh viện như nhà xác tạm thời. 

Khi bệnh nhân qua đời, các điều dưỡng đặt thi thể họ trong túi xác màu trắng, các nhân viên nhà xác kiểm tra và ghi thông tin trên vòng đeo. Sander biết rằng với những thi thể cao lớn hơn, cô phải vác từ chân chứ không phải lưng. Ngày đầu tiên, cô gặp khó khăn, thậm chí là cầm túi xác sai cách nên khiến nước chảy ra, sau đó lộ thi thể. Cô đã vô cùng sợ hãi vì sợ nhiễm nCoV. Cô đã bật khóc sau khi về nhà và cảm thấy vô cùng thương xót cho các bệnh nhân. 

Những ngày tiếp theo, tình trạng sợ hãi vẫn đeo bám cô. Vào một lần, Sander theo điều dưỡng lên phòng bệnh để di chuyển xác chết. Cô thấy bệnh nhân giường bên ngồi thẫn thờ, nhìn vào tấm vải đang che thi thể. 

Cô nói: "Từ khi tôi nằm viện, đây là lần thứ hai chứng kiến người chết. Tôi rất sợ". Dù rất muốn an ủi người đàn ông nọ, Sander chỉ biết im lặng, nói vài câu chúc sức khỏe rồi rời đi.

Tuy nhiên, đến ngày 21/4, khi cha của nhân viên bệnh nhân qua đời vì Covid-19 đến đây, dù chứng kiến cái chết của cha nhưng anh ta không hề khóc, thậm chí còn giúp khiêng thi thể của cha lên cáng. Sander cảm thấy vô cùng bất ngờ, lúc này cô nhận ra rằng mỗi thi thể cô tiếp xúc đều thuộc về một ai hay một gia đình nào đó. Điều cô nên làm không để cảm xúc lấn át lý trí, tập trung, nghiêm túc làm công việc trước mắt.

Sau 1 tuần làm việc, cô đã thay đổi suy nghĩ, cô hiểu được rằng chăm sóc thi thể là một cách thể hiện sự tôn trọng với người chết và thay gia đình tiễn biệt họ về thế giới bên kia. Tuy nhiên, đến ngày làm việc 23/4, cô vẫn không thể ngủ ngon giấc, cô cảm thấy bị ám ảnh, cô cảm thấy lưng mỏi nhừ, người đau nhức. Số ca nhiễm ngày càng tăng, nên quá trình giữ xác có thể lên tới 3-4 tuần. Nhiều gia đình muốn thuê dịch vụ mai táng nhưng không ai ở nhà xác có thể đáp ứng nhu cầu vì khối lượng công việc khổng lồ.

Từ ngày 28/4, mọi thứ thay đổi, cô cảm thấy nhẹ nhõm hơn vì không có ca tử vong. Thế nhưng vẫn có những ngày cô  phải xử lý liên tục 6 thi thể trong một buổi sáng.  Dù được gợi ý xếp chồng các thi thể lên nhau nhưng cô và đồng nghiệp khác đã phản đối ý tưởng. Mọi người cho rằng làm vậy là không tôn trọng những người đã khuất.

Đến ngày 1/5, bệnh viện thống kê số ca tử vong tháng 4, cho thấy trung bình chỉ khoảng 40-50 người được chuyển đến nhà xác nhưng con số này đã tăng gấp 7 lần trong năm nay.

Hôm đó, một người quen của đồng nghiệp cô qua đời, mọi người vệ sinh thân thế và trang điểm cho bệnh nhân, cho phép gia đình gặp lần cuối. Người đồng nghiệp của Sander đặt một vòng hoa vàng ngụ ý hy vọng trên cơ thể người thân. "Sắp tới, rất có thể là mẹ, là em gái hay họ hàng của tôi", Sander nói. Cô hạn chế trò chuyện với bạn bè vì không biết chia sẻ gì về công việc ảm đạm, khó khăn của mình.

Ngày 6/5, mọi thứ lạc quan hơn, giường trống tăng dần. Sander cảm thấy gắn bó với đồng nghiệp hơn. Số ca tử vong tại New York có dấu hiệu chững lại, trong nhiều ngày, Sander tiếp nhận rất ít thi thể.

15/5, ngày làm việc cuối cùng của Sander, một chiếc xe đông lạnh rời đi, chỉ còn lại một chiếc tiếp tục làm nhiệm vụ. Hết giờ làm, Sander được xét nghiệm nCoV, có kết quả âm tính.

Cô trở về nhà, quay lại với nhịp sống. Hiện tại cô muốn theo học trường y để tìm hiểu về sức khỏe con người. Đối với Sander, quãng thời gian làm việc tại nhà xác vừa trĩu nặng khó khăn nhưng cũng là trải nghiệm ý nghĩa, khó quên.

"Một tháng trước, tôi như bước vào giấc mơ kì lạ nhưng nó đã thực sự xảy ra. Tôi đã chọn làm việc trong nhà xác và những người duy nhất tôi chạm vào đều đã qua đời trước đó", Sander nói. 

Thanh Mai

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật