Theo một báo cáo từ các chuyên gia Đại học Harvard, mưu kế này của Trung Quốc được gọi là " thuật ngoại giao sổ nợ " và được sử dụng trong bối cảnh xuất hiện những lời kêu gọi Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ủng hộ một thời kỳ hoãn trả nợ kéo dài hàng năm cho các nước nghèo nhất.
Các công ty và ngân hàng nhà nước Trung Quốc đã trở thành những chủ nợ quốc tế lớn, trong đó có việc thông qua các khoản đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng dưới Sáng kiến "Vành đai, Con đường" của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Trung Quốc đã thành công trong việc chiến thắng dịch bệnh COVID-19. |
Các nhà quan sát tình hình Trung Quốc đã từng cảnh báo về thủ đoạn "ngoại giao sổ nợ", mà trong đó các nước đang phát triển không thể trả lãi cho những khoản vay lớn liên quan tới các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, buộc họ phải trao quyền kiểm soát các tài sản cho Trung Quốc.
Một báo cáo năm 2018 của Trường Harvard Kennedy đã chỉ ra các nước như Pakistan và Sri Lanka là những nước mà chính phủ của họ đã nhượng lại cảng biển hoặc căn cứ quân sự then chốt cho Trung Quốc.
Vì Trung Quốc đã thành công trong việc chiến thắng dịch bệnh COVID-19, nước này đã bắt đầu đề nghị hỗ trợ các nước khác hiện đang vật lộn với dịch bệnh này.
Chuyên gia Gabrielle Chefitz, đồng tác giả của báo cáo nói trên, nhận định: "Nợ là một công cụ vô cùng linh hoạt. Trong bối cảnh chúng ta chứng kiến Trung Quốc triển khai những cú hích sức mạnh mềm,... có nhiều cơ hội để Trung Quốc đòi nợ, có thể đổi lấy những tài sản chiến lược hay trừ nợ, qua đó triển khai hơn nữa sức mạnh mềm của Trung Quốc với tư cách một nhà lãnh đạo toàn cầu".