Trong nghiên cứu được công bố ngày 30/11, nhóm chuyên gia tại nhiều viện nghiên cứu của Trung Quốc - trong đó có Đại học Sun Yat-sen ở Quảng Châu và Đại học Chiết Giang ở Hàng Châu - cho biết họ có thể đã tìm ra “thuốc giải” cho đại dịch COVID-19. Nghiên cứu lấy kết quả từ các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và thí nghiệm trên sinh vật sống.
Theo các tác giả, kháng thể đơn dòng 35B5 đã xuất hiện trong cả nghiên cứu in vitro (thí nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc ống nghiệm) và in vivo (thực hiện trên cơ thể sống) để vô hiệu hóa Covid-19 kiểu hoang dã (không có đột biến) cũng như các biến thể cần quan tâm (VOC). Các thử nghiệm in vivo được thực hiện trên những con chuột đã được nhân hóa (chuột mang một số gene người).
Đáng lưu ý, kháng thể đơn dòng này cũng phát huy tác dụng đối với biến thể Delta có lượng đột biến cao, vốn đã gây ra các làn sóng lây nhiễm nguy cấp trên toàn thế giới kể từ khi xuất hiện ở Ấn Độ vào đầu năm nay.
Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở: "35B5 vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 bằng cách nhắm mục tiêu vào một biểu vị duy nhất của phân tử kháng nguyên mà kháng thể tự gắn vào để tránh các vị trí đột biến". Nói cách khác, 35B5 nhắm vào một phần duy nhất của virus không thay đổi trong quá trình đột biến.
Kháng thể 35B5 nhắm mục tiêu vào một phần của vi rút không bị ảnh hưởng bởi các đột biến được xác định trong các biến thể đáng quan tâm. Điều này chứng minh khả năng "hiệu quả vô hiệu hóa toàn diện" đối với nhiều chủng. Các nhà khoa học cho rằng những phát hiện này có thể được "sử dụng để điều chế vắc-xin SARS-CoV-2 [Covid-19] phổ thông".
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng một phần của kháng nguyên được nhắm mục tiêu bởi kháng thể 35B5 cũng có trong biến thể Omicron.
Nghiên cứu trên được đánh giá là đặc biệt giá trị trong bối cảnh Omicron với khả năng đột biến cao đã lan rộng hơn 20 quốc gia. Các nhà lãnh đạo và giới khoa học trên khắp thế giới lo ngại biến chủng có thể né tránh khả năng miễn dịch do vaccine tạo ra cũng như dễ lây nhiễm hơn biến thể Delta.