Con số này, bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ, tương đương 28% tổng sản phẩm quốc nội của Nga. Ước tính dựa trên dữ liệu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.
Dù đây là con số khó thành hiện thực do thiếu các biện pháp trừng phạt đồng bộ trên toàn cầu, nhưng vẫn có thể hiện thực hoá và sẽ tuỳ thuộc nhiều vào việc các quốc gia phương Tây có thể giảm sự phụ thuộc của họ vào năng lượng của Nga hay không.
Các mặt hàng xuất khẩu liên quan đến năng lượng, bao gồm dầu mỏ và khí đốt, chiếm khoảng một nửa con số trên. Phần còn lại là các mặt hàng dùng làm nguyên liệu trong sản xuất như thép, kim loại quý và gỗ xẻ.
Hiện tại, Mỹ đã cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga. Còn Liên minh châu Âu (EU) dự kiến cấm nhập khẩu than và thép. Các mặt hàng xuất khẩu sang Nga cũng là mục tiêu bị trừng phạt khi Mỹ, EU và Nhật hiện hạn chế xuất khẩu các mặt hàng công nghệ cao sang nước này.
Trong khi đó, Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nga, đã không áp đặt lệnh trừng phạt nào đối với Moscow. Loại bỏ khỏi tính toán sẽ vẫn đưa tổng thiệt hại lên tới 400 tỷ USD, tương đương khoảng 24% GDP.
Theo các nhà phân tích, Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và những nước khác cũng chịu thiệt hại kinh tế nếu dừng xuất khẩu sang Nga. Tuy nhiên, tổng thiệt hại ước tính của các quốc gia này sẽ là khoảng 300 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với thiệt hại của Nga.
Và việc cắt giảm nhập khẩu vào Nga cũng sẽ giáng một đòn đau vào nước này. Ví dụ, ngành công nghiệp khai thác sẽ bị ảnh hưởng nếu thiếu vật liệu và thiết bị cần thiết.
Tác động sẽ đặc biệt đáng chú ý đối với công nghệ, thứ mà Nga phụ thuộc nhiều vào thế giới bên ngoài. Nếu Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc giảm một nửa nguồn cung cấp linh kiện điện tử, chất bán dẫn và các mặt hàng thiết yếu công nghệ khác cho Nga, sản xuất trong nước sẽ giảm khoảng 110 tỷ USD, theo ước tính dựa trên dữ liệu xuất nhập khẩu của Ủy ban châu Âu (EC). Theo đó, GDP của Nga sẽ giảm khoảng 3%.
Theo hãng nghiên cứu CEIC Data, các biện pháp trừng phạt có thể gây tổn hại đến sản lượng sản xuất của Nga lớn hơn so với đại dịch COVID-19 năm 2020 – khi mà GDP thực tế và danh nghĩa của Nga giảm hơn 2%.
Nếu loại bỏ thị phần cung cấp công nghệ cao đáng kể của Trung Quốc cho Nga, thì sản lượng công nghiệp bị mất của Nga chỉ còn 38 tỷ USD.
Điều này cho thấy hậu quả của các biện pháp trừng phạt sẽ bị hạn chế nếu Trung Quốc duy trì nguồn cung cấp cho Nga.
Trong khi đó, châu Âu sẽ phải gánh hậu quả nếu các nước phương Tây không thể nhập khẩu năng lượng từ Nga. Nếu nhập khẩu xăng dầu và khí đốt Nga sang châu Âu giảm một nửa, GDP của Đức sẽ giảm 25 tỷ USD, còn Pháp và Italy sẽ giảm 13 tỷ USD mỗi nước.
Liên minh châu Âu đang thực hiện các bước để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga nhưng đã ngừng cấm nhập khẩu dầu và khí đốt.
Việc tìm kiếm các nguồn thay thế và mở rộng sử dụng năng lượng tái tạo được coi là cấp thiết để làm sâu sắc thêm các lệnh trừng phạt của Nga.
(Nguồn: Nikkei)