• :
  • :
Chi tiết tin tức
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nữ đạo diễn gốc Việt đưa điện ảnh Lào “chạm ngõ” Oscar

Nữ đạo diễn gốc Việt Mattie Đỗ đang làm nên lịch sử khi trở thành nữ đạo diễn hiếm hoi...

Từ khi rời đất Mỹ năm 2010, Mattie Đỗ đã làm nên nhiều điều kỳ diệu khi trở thành nữ đạo diễn duy nhất của nền điện ảnh Lào.

Tác phẩm đầu tay của cô, bộ phim “Chanthaly” trở thành bộ phim thể loại kinh dị đầu tiên của Lào. Tiếp đó, tác phẩm thứ hai của cô, “Dearest Sister” đã giúp đưa điện ảnh nước này lần đầu tiên có mặt trong danh sách các tác phẩm sơ loại cho giải Oscar danh tiếng thế giới. Tác phẩm mới nhất của cô mang tên “The Long Walk” thậm chí còn tham vọng hơn khi hòa trộn chủ nghĩa hiện thực Đông Nam Á với du hành thời gian.

Một cảnh lặng trong bộ phim
Một cảnh lặng trong bộ phim "The Long Walk", tác phẩm mới nhất của Mattie Đỗ

“The Long Walk” theo chân một người đàn ông đã luống tuổi tình cờ gặp một ma nữ. Hồn ma này đã đưa ông trở về thời điểm 50 năm trước. Tại đây, ông cố gắng giúp mẹ mình tránh lưỡi hái của tử thần.

"The Long Walk" theo chân một người đàn ông trở về quá khứ nhờ một hồn ma (Ảnh: scmp)

Từ khi giới thiệu tới Liên hoan phim quốc tế Macao năm 2016, bộ phim “The Long Walk” đã nhận được nhiều phản hồi tích cực, trở thành trung tâm giúp kết nối nhiều nhà đầu tư, đạo diễn và các nhà phân phối quốc tế với các nghệ sĩ.

Chia sẻ với tờ South China Morning Post về nhân duyên đến với điện ảnh ở một quốc gia có nền điện ảnh không phát triển, cô cho biết: “Ban đầu tôi không hề có hứng thú với phim. Tôi chỉ là một giáo viên dạy múa ba lê, và khi đó múa ba lê không phát triển ở Lào”.

Mattie Đỗ, nữ đạo diễn hiếm hoi của nền điện ảnh Lào (Ảnh: scmp)
Mattie Đỗ, nữ đạo diễn hiếm hoi của nền điện ảnh Lào (Ảnh: scmp)

Năm 2010, khi trở về Lào cùng cha đẻ và chồng cô Chris Larsen, cũng là một nhà biên kịch người Mỹ, Mattie Đỗ đã có dịp theo anh tiếp xúc với nền công nghiệp điện ảnh quê hương.

“Tôi đã cùng anh ấy đi đến một công ty sản xuất phim cũ để trò chuyện về lý do sao không có nhiều phim của Lào, nhưng tôi ở đó chỉ để làm phiên dịch”.

Lao Art Media là công ty sản xuất phim đầu tiên của Lào, phụ trách hầu hết những sản phẩm điện ảnh ở nước này. “Họ muốn Chris viết kịch bản và đạo diễn cho họ, thế nhưng anh ấy đã nói rằng: “Tôi chỉ là một nhà biên kịch, nhưng tôi biết một người có thể đạo diễn. Cô ấy cũng biết tiếng Lào”.

Đối với nhà sản xuất của cô, Douangmany Soliphanh, sự thiếu kinh nghiệm của Đỗ không hề là vấn đề mà còn là một tín hiệu vui mừng bởi “Phim Lào sẽ trở lại, và cô ấy lại là một phụ nữ. Chúng ta đang làm nên lịch sử”.

Mattie Đỗ (đứng giữa) tại thảm đỏ lễ khai mạc Liên hoan phim Macau 2019 (Ảnh: scmp)
Mattie Đỗ (đứng giữa) tại thảm đỏ lễ khai mạc Liên hoan phim Macau 2019 (Ảnh: scmp)

Khởi nghiệp bằng một bộ phim ma ở một quốc gia chưa hề có lịch sử làm phim kinh dị thực sự là một bước đi mạo hiểm. Theo Đỗ, tác phẩm “Chanthaly” ban đầu thực chất chỉ là một sản phẩm mà Chris và Douangmany muốn cô học cách chỉnh sửa, cách quay và đạo diễn.

“Chanthaly” là một câu chuyện về một cô gái trẻ bị ám ảnh bởi hồn ma của người mẹ đã qua đời, đồng thời xoáy vào vấn đề bình đẳng giới. Lần đầu tiên ra mắt tại Liên hoan phim Luang Prabang, bộ phim đã gặp nhiều biến cố nhưng đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà làm phim quốc tế. Một năm sau, phiên bản hoàn thiện của “Chanthaly” nhận được nhiều phản hồi tích cực tại Liên hoan phim Fantastic Fest tại Mỹ.

Mattie Đỗ tại Liên hoan phim quốc tế thường niên Hawaii ở Honolulu (Ảnh: Amy Sussman/Getty Images).
Mattie Đỗ tại Liên hoan phim quốc tế thường niên Hawaii ở Honolulu (Ảnh: Amy Sussman/Getty Images).

Các tác phẩm của cô mang đến sự chân thực sâu sắc của cuộc sống người Lào đương đại. Chia sẻ về quá trình viết kịch bản cùng chồng, cô cho biết: “Các tác phẩm đều là những câu chuyện rất cá nhân đối với tôi, và tôi miêu tả bằng nhiều hình ảnh mà tôi muốn. Chồng tôi sẽ tạo nhanh bản thảo đầu tiên, rồi chúng tôi sẽ thực hiện dựa trên đó. Thường sẽ quay nháp khoảng 4 lần, sau đó chỉnh sửa theo ứng biến của các diễn viên”.

Chia sẻ về nguồn cảm hứng cho các tác phẩm của mình, Đỗ cho biết cô chịu nhiều ảnh hưởng từ bộ phim “The Killing Fields”. Bộ phim giúp cô nhiều điều về những cảm giác sợ hãi và nỗi buồn sâu sắc. Cô cũng thừa nhận cùng chồng trở về tuổi thơ, nghiên cứu bộ phim hoạt hình quen thuộc “Back to the Future” cho chủ đề du hành thời gian trong tác phẩm mới nhất của mình.

Có lẽ, những viễn cảnh độc đáo ấy đã giúp cô trở thành một trong những tiếng nói thú vị mới trong điện ảnh châu Á.

TM (theo scmp)

Tin nên đọc

Tin cùng chuyên mục

Chưa có bài viết nào

Tin mới nhất

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Tin nổi bật